Dân Việt

Bỏ Tết Ta, ăn theo Tết Tây: Nên hay không?

Vũ Phong (tổng hợp) 03/01/2014 14:02 GMT+7
Những năm gần đây, cứ dịp Tết đến, vấn đề bỏ Tết âm, ăn Tết dương được bàn luận khá sôi nổi và câu hỏi này như nóng hơn bao giờ hết sau khi G.S-T.S Võ Tòng Xuân và chuyên gia Phạm Chi Lan lên tiếng
Sau khi G.S-T.S Võ Tòng Xuân và chuyên gia Phạm Chi Lan đưa ra ý kiến nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch và cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.

Phần lớn ý kiến đưa ra đều không đồng ý với phương án gộp Tết cổ truyền với Tết của người Tây.

img

Trước quan điểm cho rẳng việc nghỉ Tết âm quá nhiều gây lãng phí, cản trở sự phát triển của đất nước và không hội nhập được với thế giới, bạn Đức Tài bày tỏ: “...Nghỉ Tết âm lịch theo tryền thống lâu đời của dân tộc VN làm cho kinh tế kém phát triển và cần phải gộp Tết âm lịch (Tết cổ truyền) theo dương lịch - tôi nghĩ đó là ý kiến ngụy biện, xa rời nguồn gốc Tổ tiên mà chạy theo lợi nhuận kinh tế. Là con người ai ai cũng nhớ về cội nguồn, nhớ về văn hóa của Dân tộc mình cho dù ở bất cứ nơi nào.”

Để rộng đường cùng bạn đọc sẻ chia ý kiến và quan điểm trước đề xuất Liệu có nên gộp chung Tết dương lịch và Âm lịch vào làm một, Dân Việt xin mở Diễn đàn: "Có nên gộp chung Tết Dương lịch và Tết Âm lịch".

Mọi đóng góp và ý kiến sẻ chia xin gửi vào hòm thư baodanviet@gmail.com

Bài viết của bạn đọc sẽ hưởng nhuận bút theo quy định.

“Tôi đồng ý với Đức Tài. Phản đối quyết liệt chuyện bắt dân ta phải ăn Tết theo "tây". Vậy đâu còn là bản sắc văn hóa của dân tộc? Các loại hoa mai, hoa đào... sẽ ko có nếu ăn Tết theo tây, rồi còn chuyện thời tiết cũng khiến con người ta mất đi cảm xúc.

Tại sao lại có ý nghĩ hồ đồ thay đổi cả một tập tục quan trong mà bao thế hệ cố gắng gìn giữ? Tây còn giữ gìn bản sắc văn hóa của họ,. vậy cớ gì lại thay đổi bản sắc của ta. Theo tôi nên "hủy" Tết tây để tập trung vào Tết ta” – bạn Dương Văn Tiện chia sẻ.

Có phần gay gắt hơn, bạn có nick Phuong Duc cho rằng: “Bà Lan và giáo sư Võ Tòng Xuân rõ là hay. Tết dương là tết dương và tết cổ truyền là tết cổ truyền. Không thể gộp vào được. Chúng ta hội nhập chứ không hòa tan. Các dân tộc trên thế giới họ vẫn tổ chức tết cổ truyền đấy thôi. Theo ý các vị thì có lẽ nên xóa tên Việt Nam khỏi bản đồ thế giới và bỏ tiếng Việt nói tiếng Anh cho nhanh nhỉ, như thế đỡ được khối chi phí đấy”.

Vấn đề này cũng được rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm.

Một người Việt Nam ở Úc đã góp ý: “Tôi không nghĩ ta nên gộp, tạm gọi, 2 Tết làm một… Ta vẫn nói: hội nhập, nhưng không hòa tan. Chính việc đề xuất gộp 2 Tết này làm một chính là sự hòa tan đấy!... Là một người sống và học tập ở xa quê hương, cá nhân tôi, và tôi tin là tất cả những người Việt Nam ở xa quê hương như tôi, đều mong mỏi về Việt Nam "ăn" Tết âm lịch cùng gia đình…

Nên điều chỉnh và tính toán ngày nghỉ trong năm cho phù hợp hơn để mọi người có thời gian nghỉ ngơi, và điều chỉnh thời gian nghỉ Tết âm cho phù hợp với việc làm ăn với nước ngoài, mà vẫn không nhất thiết phải gộp Tết dương và Tết âm làm một. Không nhất thiết phải tự đánh mất bản sắc của chúng ta như vậy!”.

Liên quan đến đề xuất gộp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, quan điểm của bạn là:

img img
img
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều người ủng hộ đề xuất của chuyên gia Phạm Chi Lan và G.S Võ Tòng Xuân.

“Nếu chúng ta ăn 01 Tết vào ngày 01.01 dương lịch hàng năm thì rất tiện lợi, ban đầu sẽ một chút luyến tiếc, nhưng nghỉ lại là mình mang Tết âm lịch sang ngày 01.01 dương lịch thay vì ngày 01.01 âm lịch, điều đó không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc. Chúng ta vẫn có 04 hoặc 05 ngày nghỉ đó thôi, thay vì chúng ta nghỉ ngày âm lịch, còn bây giờ chúng ta nghỉ ngày dương lịch. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của GS.Võ Tòng Xuân, chuyên gia Phạm Chi Lan” – bạn Hiền ở Vĩnh Long chia sẻ suy nghĩ của mình.

Bạn Duy Sơn còn lấy Nhật Bản ra làm ví dụ để ủng hộ ý kiến của các chuyên gia: “Gộp Tết ta với Tết tây rất tốt cho phát triển kinh tế, như thế mới có huy vọng Việt Nam rút ngắn được khoảng cách với thế giới. Còn việc duy trì truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên người dân vẫn thực hiện bình thường , có ai cấm đâu. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điển gộp 2 cái Tết làm một như Nhật Bản đã làm và thành công”.

Bạn Minh Vũ thì quan niệm: “Lịch âm hệ Trung Quốc không phải là "truyền thống ngàn đời của dân tộc". Lịch cổ của dân tộc Việt Nam là lịch kiến tý. Thời điểm đón tết theo lịch Kiến tý là ngày đông chí, hoàn toàn phù hợp với dịp tết dương lịch. Tôi cho rằng chính phủ cần sớm có lộ trình để văn hóa Việt Nam trở lại với cội nguồn của văn hóa Lạc Việc. Bước đầu tiên cho lộ trình đó là chuyển ngày tết Nguyên đán về với tết Dương lịch (lịch Kiến Tý)”.