Dân Việt

Thái Bình ơi, sao mà yêu đến thế...

Him Lam 23/12/2013 14:31 GMT+7
Thái Bình là một trong những vựa lúa lớn của cả nước. Đây cũng là mảnh đất sở hữu nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc, nhiều làng nghề và nhiều khu du lịch biển nổi tiếng…
“Anh đến quê em một chiều nắng ấm

Khúc hát quê hương ru dài theo sóng

Thái Bình ơi Thái Bình

Ai đặt tên cho đất, Thái Bình tự bao giờ?

Mà trong nắng trong mưa,

Lúa vẫn lên xanh tốt,

Mà trong bom trong đạn

Đất vẫn cứ sinh sôi.

Thái Bình ơi, sao mà yêu đến thế,

Anh yêu Diêm Điền hàng phi lao gió hát

Em đi tắm mát về bãi biển Đồng Châu

Anh qua con sông sâu, sông sâu đã bắc cầu

Đưa em về đồng cói, anh thương em anh nói

Em dệt đôi chiếu hoa cho anh trải giữa nhà,

Mời thầy mẹ sang chơi

Để em thưa, để anh thưa

Đưa em về quê mình,

Cùng trồng lúa, cùng trồng đay,

Cùng dệt cói, cùng đan mây

Tay anh trổ vàng, tay em chạm bạc,

Làm giàu cho quê hương.

Thái Bình ta đó, lòng em yêu thương”

Khi nghe giai điệu và giọng hát ngọt ngào ấm nồng tha thiết nêu trên của ca sĩ Trọng Tấn, chắc hẳn chúng ta ai cũng muốn về thăm quê hương Thái Bình-nơi đã làm nên một bài ca truyền cảm, dễ đi vào lòng người như thế… Là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, Thái Bình là một trong những vựa lúa lớn của cả nước. Đây cũng là mảnh đất sở hữu nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc, nhiều làng nghề và nhiều khu du lịch biển nổi tiếng…

Hấp dẫn từ những khu du lịch sinh thái biển

Biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35 km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương - Tiền Hải là một khu du lịch biển đẹp đến nao lòng. Đến với biển Đồng Châu, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của biển, của bãi tắm luôn lộng gió. Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành. Diện tích toàn khu du lịch rộng hàng chục km2, trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5 km, nơi đây đã hình thành hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ cao tầng phục vụ du khách đến với Đồng Châu tắm biển, nghỉ dưỡng.

Biển Cồn Vành (Thái Bình)
Biển Cồn Vành (Thái Bình)

Cách đất liền 7 km, Cồn Thủ và Cồn Vành cũng nổi lên như hai ngọn sóng xanh giữa biển khơi. Cồn Thủ có bãi cát trắng mịn, có rừng thông, rừng phi lao xanh ngắt, có bãi tắm nhỏ thơ mộng là địa điểm lý tưởng cho du khách đi tắm biển, tổ chức các cuộc picnic và nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển... Còn Cồn Vành rộng 15km2, có khu bảo tồn rừng ngập mặn là điểm dừng chân của các loài chim quý hiếm như cò thìa, bồ nông, mòng biển... Hằng năm nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách là các nhà nghiên cứu, khách du lịch tới thăm cồn đảo.

Cồn Vành được xem là một điểm có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn. Đây là bãi sa bồi rộng gần 2 nghìn hecta, với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía đông xã Nam Phú (Tiền Hải), phía Bắc giáp Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), phía Đông giáp biển đông. Cồn Vành thuộc khu vực khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004), nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.

Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật như sú, vẹt, bần, thông, trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm. Ngày nay, nhờ có tuyến đê PAM dài gần 10 km và 4 cây cầu mới được xây dựng, nối liền các nhánh sông, việc đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều, khiến cho giao thông đến Cồn Vành trở nên dễ dàng hơn.

Những làng nghề nổi tiếng

Hiện VNA đang khai thác chuyến bay TP.HCM – Hà Nội với tần suất 16-19 chuyến mỗi ngày. Các chuyến bay sẽ lần lượt khởi hành từ 05g30 đến 21g30 hàng ngày. Hành trình này thường sử dụng các loại máy bay B777, A330 và A321 lần lượt có sức chứa là 307, 266 và 184 ghế ngồi. Chỉ trong 2 giờ bay, các bạn sẽ có mặt tại sân bay Nội Bài. Giá vé máy bay một chiều hạng phổ thông dao động trong khoảng 1 triệu 550 ngàn đồng đến 2 triệu 670 ngàn đồng. Các bạn có thể mua được mức giá chỉ từ 300 ngàn đồng một chiều nếu mua vé 60 ngày trước ngày khởi hành. Giá vé một chiều hạng thương gia là 4 triệu 600 ngàn đồng. Các mức giá trên chưa bao gồm các khoản thuế và phí. Cụ thể thuế phí sẽ được tính như sau: Thuế giá trị gia tăng 10%, phí dịch vụ sân bay Tân Sơn Nhất là 60 ngàn đồng một chặng và phụ thu dịch vụ bán vé là 50 ngàn đồng cho hạng vé phổ thông hoặc 90 ngàn đồng cho hạng vé thương gia. Như vậy, tổng thuế phí cho hành trình này sẽ dao động trong khoảng 140 ngàn đồng đến 377 ngàn đồng cho hạng vé phổng thông hoặc 610 ngàn đồng cho hạng vé thương gia.

Hiện VNA đang khai thác đường bay thẳng từ TP.HCM đi Hải Phòng với tần suất 3 chuyến mỗi ngày, sử dụng loại máy bay A321 có sức chứa 184 ghế ngồi. Các chuyến bay lần lượt khởi hành vào lúc 07g55, 13g50 và 15g40 và sẽ hạ cánh tại sân bay Cát Bi vào 2 giờ sau đó. Giá vé phổ thông một chiều dao động trong khoảng 1 triệu 550 ngàn đồng đến 2 triệu 670 ngàn đồng. Các bạn có thể mua được mức giá chỉ từ 800 ngàn đồng nếu mua vé 30 ngày trước ngày khởi hành. Giá vé một chiều hạng thương gia là 3 triệu 700 ngàn đồng.

Hiện này Vietnam Airlines đang có chương trình ưu đãi “Thương gia đặc biệt” cho hành trình TP.HCM đi Hải Phòng và ngược lại với mức giá 2 triệu 800 ngàn đồng 1 chặng, thời hạn mua vé từ nay đến hết 31/12/2013. Các mức giá trên chưa bao gồm các khoản thuế và phí. Cụ thể thuế phí sẽ được tính như sau: Thuế giá trị gia tăng 10%, phí dịch vụ sân bay Tân Sơn Nhất là 60 ngàn đồng một chặng và phụ thu dịch vụ bán vé là 50 ngàn đồng cho hạng vé phổ thông hoặc 90 ngàn đồng cho hạng vé thương gia. Như vậy, tổng thuế phí cho hành trình TP.HCM đi Hải Phòng cho vé hạng phổ thông một chiều sẽ từ 190 ngàn đồng đến 377 ngàn đồng và cho hạng thương gia sẽ có 2 mức là 430 ngàn đồng và 520 ngàn đồng.



Không chỉ có các khu du lịch biển xinh đẹp, Thái Bình còn có nhiều làng nghề khá nổi tiếng. Nổi bật nhất phải kể là làng nghề chạm bạc Đồng Xâm.

Làng Đồng Xâm nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái, đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Cách đây hơn 300 năm nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo thuyền dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng, trải qua nhiều thời kỳ đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển.

Kế đến là làng Nguyễn, làng Nguyễn chỉ là một tên gọi khác của xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.

Nói tới Thái Bình là mọi người nghĩ ngay đến một món đặc sản đó là Bánh Cáy Làng Nguyễn. Món Bánh Cáy ngày nay đã trở thành một đặc sản của Thái Bình và Làng Nguyễn đã trở thành cái nôi sản sinh ra món đặc sản đó.

Nổi tiếng không kém là làng Chiếu Hưng Nhân hay còn gọi là Làng Hới. Nơi đây có nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở nước ta. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). Chưa có ai biết nghề chiếu xuất hiện ở Hới từ bao giờ, cũng như Tổ nghề thật sự là ai.

Theo truyền thuyết, vào thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), làng Hới đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.

Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp.

Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc.

Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó.

Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng Nguyên. Như thế, sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.

Để đến Thái Bình, từ TP.HCM các bạn có thể chọn điểm đến là sân bay Nội Bài (Hà Nội) hoặc sân bay Cát Bi (Hải Phòng) rồi từ đó đi ô-tô hoặc xe khách đến Thái Bình.

Thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110Km về phía Đông Nam và cách thành phố Hải Phòng 70Km về phía Tây Nam.