Brahmos mang tên 2 con sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moskva ở Nga, được
phát triển dựa trên nền tảng tên lửa chống hạm Onix (Yakhont). Nó thừa kế gần như toàn bộ tính năng kĩ chiến thuật của tên lửa chống hạm
Yakhont, nếu không muốn nói nó gần như chỉ là bản sao của Yakhont, ngoại trừ phần đầu dẫn được Ấn Độ phát triển.
Tên lửa chống hạm Brahmos có chiều dài 8,4m, đường kính 0,6m, khối lượng
3000kg, đầu đạn 300kg.
Tên lửa chống hạm Brahmos
Tên lửa chống hạm Brahmos là loại tên lửa hành trình siêu âm với tốc độ cực kì lớn lên đến 3 March với tầm bắn tối đa 290km.
Hiện nay Ấn Độ đã đưa vào trang bị 2 phiên bản cho lục quân (đánh đất) và hải quân (trang bị trên tàu mặt nước), phiên bản phóng từ máy bay sắp được thử nghiệm.
Như vậy nếu Việt Nam thật sự đặt mua tên lửa chống hạm Brahmos thì sẽ thiên về phiên bản cho hải quân.
Khai hoả tên lửa Brahmos trên tàu khu trục lớp Rajput của Ấn Độ
Vậy nếu mua tên lửa Brahmos thì sẽ trang bị cho loại tàu mặt nước nào của Hải quân nhân dân Việt Nam?
Trước tiên chúng ta cần biết là phiên bản trang bị trên tàu mặt nước của tên lửa Brahmos có 2 phương pháp phóng đó là phóng thẳng đứng và phóng nghiêng.
Với phương pháp phóng thẳng đứng yêu cầu tàu chiến phải được thiết kế để có thể trang bị các ống phóng thẳng đứng, không nhất thiết phải là tàu lớn, bởi vì tàu nhỏ nhưng nếu được thiết kế để mang ống phóng thẳng đứng thì vẫn sử dụng được.
Thử nghiệm tên lửa Brahmos theo phương pháp phóng thẳng đứng.
Trong trang bị của hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay thì tàu lớp Gepard là ứng viên hợp lý nhất có thể trang bị Brahmos theo phương pháp phóng thẳng đứng.
Đối với loại tàu này, các tên lửa Brahmos sẽ được bố trí ở bệ phóng thẳng đứng đa năng 3S-14E đặt phía trước phần thượng tầng, bệ phóng thẳng đứng 3S-14E có khả năng phóng tên lửa chống hạm Yakhont/Brahmos và họ tên lửa Klub (chống hạm, đánh đất, chống ngầm).
Phiên bản tàu Gepard được trang bị bệ phóng thẳng đứng đa năng 3S-14E.
Hiện nay Nga đã giới thiệu mẫu tàu Gepard được trang bị bệ phóng thẳng
đứng đa năng 3S-14E, nếu như 2 tàu Gepard sắp tới của Việt Nam có bệ
phóng này thì hoàn toàn có thể sử dụng được tên lửa Brahmos.
Với phương pháp phóng nghiêng, do tên lửa Brahmos khá dài, nên bệ phóng nghiêng cho loại tên lửa này thường được lựa chọn phương án lắp dọc 2 bên thân tàu.
Thử nghiệm tên lửa Brahmos theo phương pháp phóng nghiêng.
Bệ phóng nghiêng của lửa Brahmos có thể lắp đặt trên các tàu Tarantul của Việt Nam (Tarantul I và Tarantul V). Ở các tàu Tarantul I sử dụng tên lửa P-20 hoàn toàn có thể thay thế các ống phóng KT-138 của tên lửa P-20 bằng bệ phóng kép của tên lửa Brahmos.
Ở các tàu Tarantul V thì thay thế 2 bệ KT-184 ở mỗi bên bằng 1 bệ phóng 4 ống của tên lửa Brahmos.
Phiên bản tàu tên lửa Tarantul trang bị tên lửa Brahmos.
Do các tàu Tarantul sử dụng hệ dẫn bắn bằng ra đa Garpun-Bal tương tự như các tàu của Ấn Độ đang sử dụng tên lửa Brahmos nên phương án nâng cấp này hoàn toàn khả thi.
Nếu các tàu tên lửa Tarantul được trang bị tên lửa chống hạm Brahmos thì đây là lực lượng cực kì lợi hại trên biển Đông, với tầm bắn và tốc độ vượt trội của tên lửa và với số lượng lớn các tàu thì lực lượng tàu chiến của đối phương kể cả tàu khu trục hay tàu sân bay đều phải dè chừng.