Cận cảnh bên trong đặc khu kinh tế của Triều Tiên
Đặc khu kinh tế Rason của Triều Tiên, ở vùng biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc và Nga, là nơi thí điểm nền kinh tế thị trường và là thành phố duy nhất được tự do giao lưu buôn bán với nước ngoài.
Rason trước đây được gọi là đặc khu Rajin-Sonbong. Nó được thành lập từ đầu những năm 1990, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư nước ngoài. Mô hình khu kinh tế đặc biệt này tương tự như mô hình đặc khu mà Trung Quốc xây dựng trong nước, là nơi thí điểm nền kinh tế thị trường trong một khu vực nhỏ. Các công ty Trung Quốc và Nga tiến hành đầu tư vào Rason và giao dịch hoàn toàn bằng ngoại tệ chứ không phải đồng won của Triều Tiên. Tuy nhiên, những năm mới thành lập, hoạt động đầu tư và trao đổi thương mại chưa thực sự phát triển mà chỉ là những buôn bán nhỏ lẻ. Khu vực này chỉ hoạt động sôi nổi và có những bước phát triển mới từ năm 2001 Tháng 11.2011, Triều Tiên bắt đầu xây những nhà máy truyền tải điện để nhận nguồn điện cung ứng từ Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc và Nga cũng đồng loạt đổ vốn vào xây dựng nhà xưởng và khai thác du lịch ở đây. Đây là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất được tự do giao lưu buôn bán với nước ngoài và cũng là thành phố duy nhất người nước ngoài tới du lịch mà không cần visa. Từ Cát Lâm, Trung Quốc, có thể lái xe trực tiếp để đến Rason. Vị trí của Ranson trên bản đồ Triều Tiên (góc phải, màu xanh dương). Đồ họa: Wikipedia Bên trong một khách sạn chuyên tiếp đón người nước ngoài, có bình nước và chăn ấm, nhưng không có nước nóng, TV và Internet. Khách sạn ở đây sử dụng điện 220V và có quầy điện thoại đường dài. Chi phí gọi điện đến Trung Quốc là 17 nhân dân tệ (2,8 USD)/phút. Khách sạn ở Triều Tiên có 3 cấp: cấp đặc biệt, cấp 1 và cấp 2, chứ không theo tiêu chuẩn 5 sao chung của quốc tế. Trên toàn Triều Tiên chỉ có ba khách sạn cấp đặc biệt, tương đương với khách sạn 3 sao. TV bắt được đài Phượng Hoàng ở Hong Kong và một đài của Nga, còn lại là các chương trình ca múa và kịch của Triều Tiên.