Điểm mặt 10 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 khét tiếng trên thế giới
Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 không chỉ đình đám với các dự án tốn kém mà còn có các tính năng ưu trội thế hệ thứ 4 như khả năng tàng hình, hệ thống điện tử tiên tiến và khả năng tích hợp vũ khí lợi hại...
Tiêm kích tàng hình Lockheed F-22 "Raptor" (Chim ăn thịt) đại diện cho đỉnh cao công nghệ máy bay của Mỹ. Raptor được trang bị tên lửa không đối không, các loại bom và hệ thống vũ khí lợi hại bắn với tốc độ nhanh chóng mặt. Còn đây là tiêm kích tàng hình Lockheed F-35 Lightning II của Mỹ. Có tốc độ bay 1.930 km/h, trang bị pháo, tên lửa đối không,bên ngoài gắn hàng trăm quả đạn và hàng loạt vũ khí.
Được đánh giá là đối trọng của F-22, tiêm kích T-50 (PAK FA) của Nga do hãng chế tạo Sukhoi sản xuất được tích hợp công nghệ tàng hình không khác gì F-22 và tốc độ bay được cho là thậm chí còn vượt xa cả F-22.
Chiến đấu cơ Chengdu J-20 (Đại bàng Đen) của Trung Quốc do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất. Cuối năm 2010, J-20 được tin đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Dự kiến J-20 sẽ đưa vào phục vụ trong năm 2017-2019. Loại tiêm kích này được nhiều chuyên gia nghi vấn dựa trên công nghệ tàng hình MiG 1.44 của Nga hoặc F-22 của Mỹ hay T-50 Sukhoi của Nga. Tuy nhiên Trung Quốc tuyên bố J-20 chạy bằng động cơ nội địa WS-10 do Thành Đô sản xuất.
Bên cạnh J-20, Trung Quốc còn được cho là đang phát triển tiêm kích thế hệ năm khác là J-31 với kích cỡ nhỏ hơn. Song thực hư về loại tiêm kích này đến nay vẫn là một ẩn số. Vào ngày 30.11.2013, trang Tixue.net đăng tải một hình ảnh về J-31. Nhưng nhiều người nghi đó là hình ảnh photoshop.
Đây là hình ảnh mô phỏng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 KF-X của Hàn Quốc. KF-X được Hàn Quốc dự kiến phát triển cùng với đối tác nước ngoài bắt đầu vào sau năm 2020 và sẽ cho ra lò ít nhất 120 chiếc. Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 ATD-X của Nhật Bản. Máy bay mới có công nghệ tàng hình, bao gồm cả hình dáng khí động tán xạ sóng radar, vật liệu hấp thụ sóng điện từ và sử dụng vật liệu tổng hợp. Không những thế, chiến đấu cơ tương lai của Nhật Bản sẽ được trang bị radar đa chế độ với ăng ten mảng pha chủ động, hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống chiến tranh điện tử và hệ thống trao đổi thông tin hợp nhất. Dự kiến ATD-X sẽ được quốc đảo này sử dụng vào năm 2020.
Chiến đấu cơ thế hệ mới AMCA của Ấn Độ. Dự kiến phiên bản đầu tiên sẽ được thử nghiệm vào năm 2020 và đưa vào biên chế năm 2025. AMCA sẽ có trọng lượng 20 tấn, hoạt động trong phạm vi gần 1.000 km. Trang bị hệ thống vũ khí trong và có động cơ mới, phát triển dựa trên T-50 của Nga.
TFX của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ được sản xuất vào năm 2023, có khả năng tàng hình, tốc độ bay cao, cơ động, linh hoạt và có bán kính chiến đấu rộng. Về cơ bản theo các bản vẽ TFX với bề ngoài khá giống F-22 của Mỹ.
Đây là mô hình loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 HAL FGFA theo dự án hợp tác phát triển của Nga và Ấn Độ, dựa trên nền tảng T-50. FGFA là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầy tiềm năng, có chiều dài 22,6 m, cao 5,9 m, trọng lượng cất cánh tối đa 34 tấn. Máy bay sẽ được trang bị hai động cơ điều khiển lực đẩy vector cho phép máy bay tăng tốc đến tốc độ Mach 2 (2.300 km/h), tầm bay lên đến 3.800 km.