Người Ai Cập cổ đại luôn được bao phủ trong một vầng hao quang bí ẩn, li kì. Ngày nay, các nhà khảo cổ vẫn đang tiếp tục khai quật để khám phá những bí ẩn ấy. Xung quanh những câu chuyện huyền bí về nền Văn minh Ai Cập cổ đại, cố vô sô huyền thoại đã được lưu truyền. Danh sách dưới đây sẽ đưa ra nhưng quan điểm sai lầm phổ biến nhất về nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng một số điều thú vị làm sáng tỏ những bí mật về thành tựu văn hóa của họ.
10. Nữ hoàng Cleopatra vô cùng xinh đẹpCleopatra VII, vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại, bà được coi là một biểu tượng văn hóa nổi tiếng bởi vẻ đẹp vô cùng quyến rũ. Bà đã truyền cảm hứng cho nhiều danh nhân nghệ sĩ từ văn hào Shakespeare cho đến đạo diễn Joseph L. Mankiewicz.
Tuy nhiên, trên đồng tiền La Mã trạm khắc hình ảnh Cleopatra lại cho thấy, bà có những đặc điểm khuôn mặt giống nam giới với mũi lớn, căm nhô ra và môi mỏng. Đó không được coi là biểu tưởng sắc đẹp trong bất cứ nền văn hóa và giai đoạn lịch sử nào. Tuy nhiên, các ghi chép hiện đại cho thấy vẻ đẹp của bà lôi cuốn ở trí thông minh sắc sảo chứ không phải là săc đẹp bên ngoài.
9. Bị ám ảnh với cái chếtKhi tìm hiểu về nền văn minh Ai Cập cổ đại với các kim tự tháp, xác ướp và các vị thần, chúng ta rất dễ dàng kết luận rằng họ bị ám ảnh bởi cái chết. Qúa trình lao động tuyệt vời của người Ai Cập được thể hiện ở phong tục chôn cất người đã khuất, đối với người Ai Cập đó thực sự là một cách tôn vinh sự sống. Những nét điêu khắc trong các hầm mộ còn miêu tả lại các hoạt động nông nghiệp, săn bắn và câu cá.
Ngoài ra, người Ai Cập còn có phong tục chôn của cải, vật dụng đắt tiền cùng với người chết để giúp họ tiếp tục công việc hiện tại ở “thế giới bên kia” mà không gặp bất kì khó khăn nào. Mummifying (ướp xác) là phương pháp giữ cho xác chết sống động như thật, đó cũng là cách người Ai Cập lý tưởng hóa cuộc sống con người. Có một sự thật rõ ràng là người Ai Cập bị ám ảnh với sự sống hơn là cái chết.
8. Người ngoài hành tinhCó một số lượng người không nhỏ vẫn tin rằng người Ai Cập đã tiếp xúc với người ngoài hành tinh. Họ cho rằng các kim tự tháp là những thành tựu siêu phàm và một số bức tranh tường thực sự miêu tả người ngoài hành tinh.
Tư tưởng này xúc phạm đến di sản của người Ai Cập cổ đại. Trong khi đó, các công trình kim tự tháp vĩ đại ở Giza là công trình toàn học đáng kinh ngac, cấu trúc của nó không nằm ngoài khả năng của các nhà thiên văn học tài năng, các học giả cũng như các kiến trúc sư ở thời điểm đó.
Và trong khi các kim tự tháp vẫn được xem là công trình kiến trúc cao nhất trong gần 4000 năm, thì điều đó cũng không có nghĩa người Ai Cập kết bạn với người ngoài hành tinh. Nó chỉ đơn giản là không có nền văn hóa nào có thể sánh ngang với người Ai Cập trong kiến trúc xây dựng cho đến thế kỉ 19. Chính những bức tranh tường và những hình vẽ đã cho thấy điều đó.
7. Phát hiện đầy đủNhiều người tin rằng chúng ta đã khám phá ra tất cả mọi thứ liên quan đến nền văn minh Ai Cập cổ đại, và rằng Ai Cập là một chủ đề đã chết và được chôn sâu. Điều này không hề chính xác. Những khám phá hấp dẫn về Ai Cập cổ đại vẫn đang được phát hiện mỗi ngày để làm sáng tỏ thêm nhiều điều về nên văn minh của họ.
Ví dụ như, một “thuyền năng lượng mặt trời” hiện đang được khai quật từ các kim tự tháp. Giả thiết của các nhà khoa học cho rằng, thuyền năng lượng này cho phép các Pharaoh đã chết hỗ trợ thần mặt trời Ra trong các trận chiến vĩnh hằng của mình với Apep-con quỷ bóng đêm. Theo truyền thuyết đó, hằng đêm Ra rong buồm thuyền năng lượng mặt trời chiến đấu với Apep. Khi bình minh lên, ông chiến thắng khải hoàn và dạo chơi bãi biển trên bầu trời rộng lớn.
6. Chữ tượng hìnhDường như tất cả mọi người đều cho rằng người Ai Cập cổ đại phát minh ra chữ tượng hình. Tuy nhiên, chữ tượng hình nguyên thủy lại do những kẻ xâm lược Tây Á mang đến Ai Cập. Một huyền thoại khác lại cho rằng chính bởi những hình ảnh những con rắn và chiếc chân quái gở. Theo quan điểm đó, chữ tượng hình là một ngôn ngữ lời nguyền và câu thần chú ma thuật.
Trên thực tế, hầu hết các chữ tượng hình thời gian được sử dụng để khắc ngẫu nhiên hoặc miêu tả lịch sử. Lời nguyền hiếm khi được tìm thấy trong các ngôi mộ và hầu hết những lời nguyền được phát hiện đều liên quan đến vấn đề “bất lực” như : “Tuổi thọ của anh ta sẽ giảm”, hay “Anh ta sẽ không có người thừa kế”. Điều thú vị là cho đến khi Rosetta Stone được phát hiện năm 1798, sau đó được dịch lại thì cho thấy hầu hết các học giả tin rằng chữ tượng hình được minh họa không có phát âm để tạo nên một chứ cái.
5. Trang trí kim tự thápChữ tượng hình bao phủ nội thất của nhiều ngôi mộ Ai Cập cổ đại và các cung điện. Nhưng trái với huyền thoại, các kim tự tháp gần như không được trang trí. Sự thật ấy chỉ được sáng tỏ cho đến gần đây khi các kim tự tháp ở Giza được cho là hoàn toàn trống ở bên trong. Giả thuyết này đã bị bác bỏ khi chữ tượng hình được tìm thấy đằng sau một cánh cửa bí mật trong các Kim Tự Tháp một vài tháng trước.
Ngoài ra, các kim tự tháp không phải tất cả đều được sơn màu đá vôi, một số bộ phận như trụ cột nội thất được sơn màu đỏ hoặc trắng. Đây là màu sơn cơ bản và các văn bản ẩn còn lại trong kim tự tháp vô cùng đơn giản. Kiến trúc của họ là các kim tự tháp xi măng lâu đời nhất và các tòa nhà bằng đá phổ biến trên thế giới.
4. Pharaoh giết tôi tớKhi các vị vua qua đời, tôi tớ của họ không bị giết và được chôn cất cùng họ như người ta vẫn tin, ngoài một số trường hợp ngoại lệ. Theo những gì ghi chép lại thì chỉ có hai vị vua triều đại đầu tiên của Ai Cập được chôn cất cùng tôi tớ.
Con người có xu hướng khái quát vấn đề dẫn đến huyền thoại rằng điều này là phổ biến đối với tất cả hơn 300 vị vua cũng như các Pharaoh. Các Pharaoh sau này cho rằng những tôi tớ đáng tin cậy của họ được sống sẽ hữu ích hơn là chết. Bởi vậy thay vì chôn tôi tớ cùng, họ chôn các “shabtis” thay thế. Đây là những bức tượng nhỏ có thể sống lại ở thế giới bên kia để phục vụ các Pharaoh.
3. Nô lệ xây dựng Kim tự thápÝ tưởng rằng nô lệ xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập đã được lưu hành trong các bản ghi chép của sử học Hy Lạp do Herodotus báo cáo lại vào thế kỉ 5 trước Công nguyên. Thông tin này đã được xác nhận là sai khi các ngôi mộ chứa hài cốt của những người xây dựng kim tự tháp đã được tìm thấy bên cạnh các kim tự tháp ở Giza.
Được chôn cất bên cạnh các vị vua linh thiêng sẽ là vinh dự lớn nhất, điều đó không bao giờ dành cho những người nô lệ. Ngoài ra, số lượng lớn xương gia súc được khai quật tại Giza cho thấy thịt bò, một món ăn trong Ai Cập cổ đại là thực phẩm chủ yếu của những người xây dựng. Điều đó cho thấy rằng những người xây dựng các kim tự tháp Ai Cập rõ ràng là thợ thủ công có tay nghề cao, không phải là nô lệ như các nhà làm phim Hollywood hay Kinh Thánh khiến mọi người nghĩ như vậy.
2. Bắt dân Israel làm nô lệHuyền thoại này rõ ràng là một vấn đề “nhạy cảm”. Không có bằng chứng nào cho thấy người Do Thái bị bắt làm nô lệ ở Ai Cập cổ đại. Chúng ta biết nhiều về người Ai Cập cổ đại từ những ghi chép kỹ lưỡng của họ, nhưng họ chưa từng đề cập đến một cuộc đua nô lệ, họ cũng chưa bao giờ nói đến Ten Plagues (10 bệnh dịch), cũng không có thông tin khảo cổ nào cho thấy hàng triệu người Do Thái sống ở Ai Cập hay sa mạc.
Ngoài ra, nếu sự thật là như vậy thì cuộc bỏ trốn của hàng triệu nô lệ sẽ phá hủy nền kinh tế Ai Cập, nhưng nên kinh tế của họ vẫn phát triển mạnh mẽ trong suốt thiên niên kỉ thứ 2 trước Công nguyên khi các cuộc di cư được cho là đã xảy ra.
1. Lời nguyền của các PharaohCác phương tiện truyền thông quảng cáo đã thắng lớn khi đưa ra nguồn tin các “lời nguyền” sẽ giết chết những người mở ngôi mộ của Pharaoh Tutankamun. Huyền thoại là một lời nguyền của Tutankhamun đã giết chết nhà tài trợ Lord Carnarvon và các thành viên khác của đoàn thám hiểm. Mặc dù một số người đã đưa ra giả thuyết về một loài nấm nguy hiểm và các loại khí tích tụ bên trong các ngôi mộ, nhưng những cái chết vẫn không cần một lời giải thích đặc biệt nào.
Trong vòng chục năm chỉ có 8 trong số 58 người phát hiện ra ngôi mộ đã chết. Nhưng lãnh đạo đoàn thám hiểm Carter, mục tiêu rõ ràng nhất của lời nguyền vẫn sống trên 16 năm. Các sự trùng hợp khác là một trường hợp thiên vị trong xác nhận khi người ta cho rằng bất hạnh đó có thể xảy ra với bất cứ ai trong đoàn thám hiểm, điều đó đã được gán cho lời nguyền của các Pharaoh. Lời nguyền là một ví dụ điển hình về sự bốc đồng của con người để tin vào những câu truyện li kì hơn là sự thật.