Trong đó, 1/4 kinh phí sẽ được dành cho việc nâng cấp các vũ khí có từ thời Liên Xô. Số tiền này dự kiến sẽ giúp Nga thay thế khoảng 70% phi đội không quân vào năm 2020.
Đồng thời nó cũng giúp Nga sở hữu được các chiến đấu cơ Sukhoi T-50 có đủ sức đối đầu với các tiêm kích tàng hình, ném bom tầm xa F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ.
Chiến đấu cơ tối tân Sukhoi T-50
Theo tạp chí Aviation Week hiện các khoản đầu tư đang đi đúng hướng mặc dù nền kinh tế Nga đang trì trệ. Trong một loạt các cuộc họp giao ban của các quan chức quân sự và các nhà sản xuất quốc phòng vào cuối tháng 10 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua chương trình mua sắm vốn đã được dự trù từ năm 2010.
Theo đó, Nga sẽ đẩy mạnh thay thế các chiến đấu cơ cũ. Dự kiến Không quân Nga sẽ nhận được 86 chiến đấu cơ mới và các máy bay được hiện đại hóa cũng như hơn 100 trực thăng mới trong năm 2013. Còn sang năm 2014, 120 máy bay và 90 trực thăng sẽ được bổ sung. Trước đó, năm 2011 và 2012, quân đội Nga đã được chuyển giao 263 máy bay mới.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-95 Bears
Dự kiến đến năm 2020, không quân nước này sẽ có tổng cộng 1.600 máy bay mới chiếm 70% tổng số phi đội bay của không quân. Chiến đấu cơ ném bom tầm xa Sukhoi T-50 cũng sẽ bắt đầu được kiểm tra chính thức vào năm 2014 và có thể hoàn thành giai đoạn đầu thử nghiệm vào năm 2015.
Không quân Nga hy vọng Sukhoi T-50 theo Chương trình PAK DA sẽ thay thế các phi đội máy bay ném bom tầm xa hiện tại như Tupolev Tu-160 Blackjacks, Tu-95 Bears và Tu-22M3 Backfires trong giai đoạn 2025-30. Đồng thời, những chiếc “cựu binh” này cũng đang được Nga nâng cấp với hệ thống vũ khí và điện tử mới.
Ngoài ra, chương trình trên cũng đặt ra mục tiêu tăng cường hiện đại hóa cho Không quân Nga những máy bay vận tải hạng nặng như Ilyushin Il-76 và kết hợp với Ấn Độ chế tạo máy bay vận tải hạng nhẹ mới.
Đi đôi với đó, hệ thống phòng không cũng được tăng cường với tên lửa đạn đạo tầm xa S-400 và phiên bản mới S-500 sẽ được thử nghiệm trong 2014-2015. Những tên lửa lão hóa S-300PT và PS (SA- 10 Grumble) cũng sẽ được thay thế bằng S-350 Vityaz tầm trung.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc phòng khá hoài nghi về tính khả thi của chương trình tái thiết vũ khí trên của Nga. Điều đó không chỉ liên quan đến kinh phí mà cả cơ sở vật chất cần thiết cũng như môi trường luật pháp hỗ trợ của Nga.