Nếu ai đã một lần đến với Vĩnh Long, cũng nên cất công làm một chuyến khám phá dọc theo con kênh Thầy Cai ở huyện Mang Thít để được tận mắt chứng kiến những hình ảnh đặc trưng không thể nào quên của vùng đất được mệnh danh là “Vương quốc gạch gốm.”
Đi dọc theo con kênh Thầy Cai này chúng ta như lạc vào thế giới thần thoại bởi hình ảnh của hàng nghìn chiếc lò trông như những kim tự tháp hình tròn thu nhỏ nằm dọc theo bờ kênh rực đỏ dưới ánh Mặt Trời.
Nghề làm gạch gốm nơi đây đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động địa phương và làm giàu cho hàng nghìn doanh nghiệp của huyện.
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Phạm Trí Nhân, một người con của chính mảnh đất Mang Thít đã cất công hơn ba năm để thực hiện bộ ảnh đẹp về quê hương mình.
Dưới đây là những hình ảnh về "Vương quốc gạch gốm Mang Thít" của nghệ sỹ nhiếp ảnh Phạm Trí Nhân mong muốn được gửi đến bạn đọc gần xa:
Để xây được một cái lò cao hơn 10m, người ta phải tỉ mỉ sắp xếp hàng chục
nghìn viên gạch thẻ đều tăm tắp theo kiến trúc hình tròn.
Những người thợ xây lò như những con ong chăm chỉ và cần mẫn. Từ trên cao nhìn xuống, dãy lò gạch trông tựa như những kim tự tháp thu
nhỏ. Mỗi miệng lò có khi phải đốt suốt 1 tháng, cho nên người ta phải dùng
nhiên liệu chủ yếu là trấu, bởi vì chi phí thấp hơn so với các nhiên liệu
khác, và cho đến nay vẫn chưa có nguồn nhiên liệu nào thay thế trấu
cho đỡ tốn kém hơn.