Dân Việt

Cự Đà bền từ nếp cũ

An Thành Đạt 19/02/2014 09:38 GMT+7
Từ cái thủa giao thương chưa thuận, người dân làng Cự Đà đã lọc được cái khôn của dòng đời để vừa làm ruộng - làm nghề, buôn bán, làm quan và làm dân thật hài hòa...
Làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nằm ở địa thế đặc biệt của vùng đất ven giữa hai đô thị: Hà Đông và Hà Nội. Dân Cự Đà lọc được cái khôn của dòng đời để vừa làm ruộng - làm nghề, đi học - đi buôn, làm quan và làm dân thật hài hòa.

img

Các cụ kể rằng, làng có từ hàng nghìn năm xa xưa, dựng trên cái thế rất hợp phong thủy. Dòng Nhuệ Giang uốn lượn vừa bao bọc che chở, đủ khuất để tĩnh, cũng đủ gần để động. Người các nơi buôn bán thóc gạo xuôi ngược đều qua lại Cự Đà cũng khiến làng giữ lấy hai nghề đều liên quan đến chữ “thực”.

Nghề thứ nhất đi với mâm cỗ; làm miến, nghề thứ hai đi với mâm cơm bình dân nhất; làm tương. Miến Cự Đà vàng ruộm một góc trời , làm rợp mát những con ngõ mỗi khi trời buông nắng, tương Cự Đà đượm vị ngọt của đỗ, món ăn dân dã gần gũi nhất nhưng tương Cự Đà lại “sang trọng” ai ăn một lần thôi cũng phải nhớ.

Cự Đà còn giữ được hàng trăm ngôi nhà cổ thuần việt. Đẹp nhất phải kể ngôi nhà của ông Trịnh Thế Sủng ở số nhà 11 xóm Đồng Nhân Cát. Nhà do cụ nội ông Sủng xây dựng vào năm 1874 được làng gọi là nhà Đại Khoa, có lối kiến trúc thời Nguyễn khoảng 1802-1945.

Kết cấu ngôi nhà chủ yếu bằng gỗ quý, kỹ thuật trạm khắc trên xà nhà, cột nhà mềm mại, đạt đến mức tinh xảo. Còn hàng chục ngôi nhà nữa cũng mang đầy dáng vẻ riêng, tạo vóc dáng một làng quê Việt cổ.

Cơn lốc đô thị hóa tưởng đã xóa mất Cự Đà xưa. Một số ngôi nhà ngói rêu phong “bị” bê tông hóa. Nhưng thật mừng vì Cự Đà đang trở lại với miến, với tương, với đường buôn, đường học, trong những bước đi bền vững ấy nảy thêm một hướng mới: Du lịch và dịch vụ bằng cái gia sản đã có từ mấy trăm năm: Cảnh vật và con người.
img
img
img
img
img
img
img
img