Dân Việt

Bi kịch vụ khủng bố máy bay Boeing khiến 259 người chết

Minh Nhân (tổng hợp) 09/03/2014 21:15 GMT+7
Sự mất tích của máy bay Malaysia Boeing B777-200 mang theo 239 sinh mệnh khiến nhiều người liên tưởng tới chuyến bay định mệnh của chiếc Boeing 747-21 vào năm 1988. Khi đó chiếc máy bay này cũng bị mất liên lạc, rồi nổ tung khiến 259 người tử nạn.
Mất liên lạc bí ẩn rồi nổ tung

Chiếc Boeing 747-21 này thuộc hãng hàng không Pan Am của Mỹ trong chuyến bay Flight 103 xuyên Đại Tay Dương từ Frankfurt đến Detroit rồi qua London và thành phố New York. Vào ngày 22.12.1988, máy bay cất cánh từ London đi New York, chở theo 243 hành khách cùng 16 thành viên phi hành đoàn.

Tàn tích còn lại của Boeing 747-21 bị nổ tung năm 1988
Tàn tích còn lại của Boeing 747-21 bị nổ tung năm 1988

Theo Phó chủ tịch Pan Am lúc đó là ông Jeff Kriendler cho biết, thời điểm chuyến bay Pan Am Flight 103 không có dấu hiệu thời tiết xấu, thậm chí lúc đó thời tiết đã trở trên trong, sáng trước chuyến bay một giờ và không có dấu hiệu của sương mù.

Chiếc máy bay rời sân bay Heathrow của London, Anh lúc 18h25 giờ địa phương (01:25 EST), nhưng sau đó lần liên lạc cuối cùng của phi hành đoàn là lúc 19h15 khi máy bay đang ở độ cao 31.000 feet và sau đó thì mất tín hiệu khỏi màn hình radar. Sau đó phía Scotland đã nhận được thông tin có vụ nổ lớn trên bầu trời Lockerbie, Scotland lao vào thị trấn làm 11 người khác thiệt mạng.

Kẻ khủng bố đặt bom tinh vi

Ngay sau đó, một cuộc điều tra với quy mô rộng có sự tham gia của một loạt tổ chức cánh sát quốc tế từ các nước như Đức, Áo, Thụy Sĩ, Anh và cả FBI, CIA của Mỹ. Không chỉ tiến hành khảo sát kỹ khu vực có các mảnh vỡ trút xuống trong vòng hơn 845 dặm vuông ở Scotland mà họ còn tiến hành phỏng vấn hơn 10.000 người trong hàng chục quốc gia để tìm ra manh mối.

Thiết bị hẹn giờ điện tử kích nổ bom trên chuyến bay.
Thiết bị hẹn giờ điện tử kích nổ bom trên chuyến bay.

Lúc đó, cũng có những người có trong danh sách nhưng lại không lên máy bay. Trong đó có một kỹ sư Ấn Độ Jaswant Basuta, Ngoại trưởng Nam Phi Pik Botha, nhạc sĩ punk rock John Lydon cùng vợ, vận động viên quần vợt Mats Wilander và nữ ca sĩ Kim Cattrall.

Các nhà điều tra nghi ngờ đây là manh mối của vụ khủng bố máy bay. Đặc biệt là Jaswant Basuta, người đã ký gửi hành lý nhưng lại không lên chuyến bay. Ngay sau đó, ông đã bị triệu tập tới một đồn cảnh sát sân bay Heathrow để thẩm vấn làm rõ và được thả tự do sau khi có bằng chứng ngoại phạm.

Cuối cùng, các chuyên gia điều tra FBI, CIA và các tổ chức an ninh khác đã xác định được một mảnh vỡ trên mặt đất là một bảng mạch của một máy nghe radio/cassette. Mảnh vỡ này lại thuộc về một loại bộ đếm thời gian điện tử đã chứng tỏ nó là thiết bị hẹn giờ kích nổ bom khủng bố, tương tự như thiết bị để kích quả bom Semtex đã bị phát hiện từ một từ một người Lybia từ tháng 10.1988.

Quần áo trong vali chứa bảng mạch này sau đó cũng được xác định có nguồn gốc từ Lybia. Tuy kẻ thủ phạm thực sự sau này vẫn không thể xác minh hoàn toàn rõ ràng nhưng tới năm 2003, Chính phủ Lybia đã chính thức đền bù cho thân nhân các nạn nhân trong vụ nổ máy bay thảm khốc này 3 tỷ USD.