GDP Việt Nam tăng 5,6%Hôm qua, ADB đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2014, với dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng nhẹ lên 5,6% trong năm 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8% trong năm 2015, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ và khu vực đồng euro, song song với những tiến bộ đạt được trong việc giải quyết những yếu kém của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước.
ADB cho rằng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, phát triển trong thời gian tới (ảnh minh họa).
Lạm phát của Việt Nam dự báo sẽ ở mức trung bình 6,2% trong năm 2014, với sản lượng lương thực nhìn chung ổn định, chính sách kích cầu giảm bớt và đồng tiền Việt Nam giảm giá nhẹ. Dự báo lạm phát sẽ ở mức 6,6% trong năm 2015 khi các hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục mạnh hơn.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hình thức đầu tư hợp tác công-tư (PPP) vốn được ưa chuộng từ trước đến nay ở Việt Nam thường khác xa so với thông lệ chuẩn mực của quốc tế, và phần lớn các dự án PPP đều không áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh. Tuy nhiên, báo cáo ADO đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất để các nhà đầu tư tư nhân tham gia các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch PPP diễn ra.
Báo cáo cũng ghi nhận những tiến bộ đạt được trong cải cách khu vực tài chính ngân hàng, bao gồm những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát hoạt động cho vay, sáp nhập và tái cơ cấu của một số ngân hàng yếu kém, nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước.
Châu Á sẽ vững vàng trong hai năm tớiTheo báo cáo này, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng vững vàng trong năm 2014, khi nhu cầu gia tăng từ các nền kinh tế phát triển đang hồi phục có phần nản lòng trước sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.
Lạm phát của Việt Nam dự báo sẽ ở mức trung bình 6,2% trong năm 2014, với sản lượng lương thực nhìn chung ổn định, chính sách kích cầu giảm bớt và đồng tiền Việt Nam giảm giá nhẹ.
|
Theo ADO, dự báo các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP là 6,2% trong năm 2014, và 6,4% trong năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng của cả khu vực trong năm 2013 là 6,1%. Chủ tịch ADB - ông Takehiko Nakao phát biểu: “Các nền kinh tế đang phát triển của châu Á đang chèo lái thành công qua những thách thức của nền kinh tế toàn cầu, và có đủ điều kiện để tăng trưởng vững vàng trong hai năm tới.
Rủi ro đối với những triển vọng này đã giảm bớt so với thời gian gần đây, và các nhà hoạch định chính sách của các nước trong khu vực hoàn toàn có thể kiểm soát được chúng. Đồng thời, các quốc gia vẫn phải tiếp tục nỗ lực theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô vững chắc, và tiến hành các cuộc cải cách cơ cấu cần thiết”.
Có hai xu hướng chủ đạo định hình nên triển vọng này. Cầu đối với sản phẩm của châu Á sẽ tăng khi các nền kinh tế phát triển lớn lấy được đà hồi phục. Tăng trưởng GDP của cả Mỹ, khu vực đồng euro và Nhật Bản dự báo đạt 1,9% trong năm 2014, so với 1% trong năm 2013, sau đó tiếp tục tăng lên 2,2% vào năm 2015. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự báo sẽ giảm xuống còn 7,5% trong năm 2014, và 7,4% trong năm 2015.
Xu hướng tăng trưởng ở khu vực Đông Nam Á được quyết định bởi các yếu tố mang tính quốc gia. Tăng trưởng GDP của cả tiểu vùng đã giảm xuống 5,0% trong năm 2013, do thị trường xuất khẩu sụt giảm và suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Tăng trưởng của Indonesia, nền kinh tế có quy mô lớn nhất trong 3 nước này, bị ảnh hưởng bởi các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ, sau khi tăng mạnh giá nhiên liệu. Tăng trưởng của toàn bộ tiểu vùng dự báo sẽ không thay đổi trong năm 2014, khi những biến chuyển tích cực trên thị trường xuất khẩu phải bù đắp cho cầu nội địa yếu. Triển vọng tăng trưởng cải thiện một chút, ở mức 5,4% vào năm 2015, với sự cải thiện của Indonesia sau giai đoạn kiềm chế lạm phát, và kinh tế Thái Lan phục hồi.
Đầu tư tư nhân hạn chế Ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc ADB tại Việt Nam đánh giá: “Có một thách thức lâu dài mà Việt Nam phải đối mặt, đó là cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Thu hút đầu tư tư nhân, chủ yếu thông qua cơ chế đối tác nhà nước - tư nhân (PPP), có thể đóng góp rất nhiều vào việc huy động vốn cho các dự án, đồng thời giúp Việt Nam tiếp cận được với kiến thức chuyên môn và công nghệ quốc tế, nâng cao chất lượng các công trình hạ tầng xã hội và vật chất. Tuy nhiên, cho đến nay, mức độ đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng vẫn còn rất hạn chế, do khuôn khổ pháp lý hiện hành chưa đủ hấp dẫn và thuận lợi cho các giao dịch PPP diễn ra”.
|