Chính vì thế, Việt Nam đã chú trọng đầu tư cơ sở vất chất kĩ thuật, con người để đưa LNG trở thành một trong những loại khí có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Lợi ích của khí LNG
Như chúng ta biết, LNG là khí thiên nhiên được hóa lỏng nhờ làm lạnh sâu đến -160oC sau khi đã loại bỏ các tạp chất. Với thành phần chủ yếu là mê-tan và chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên thông thường, LNG có thể được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng như tàu, xe bồn đến những khoảng cách rất xa hoặc đến những nơi có địa hình không phù hợp cho việc xây dựng đường ống dẫn khí.
Theo các chuyên gia năng lượng cho biết việc sử dụng LNG sẽ góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, việc sử dụng LNG thay thế xăng, dầu còn có thể giúp tiết kiệm tới 40% chi phí. Với những lợi ích đó, LNG đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong các lĩnh vực sản xuất.
Đầu tiên là đối với ngành giao thông vận tải, việc sử dụng khí LNG làm nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển như xe hơi, xe bus, xe máy…. sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian tiếp nhiên liệu bởi nó chỉ chiếm thể tích rất nhỏ trong bình chứa nên có thể chứa được một lượng khí lớn hơn nhiều so với xăng dầu. Ngoài ra, sử dụng LNG còn giảm được lượng khí thải ôi nhiễm nhà kính, tiết kiệm chi phí bảo trì xe và giảm tiếng ồn động cơ.Từ đó, cải thiện sức khỏe của người điều hành phương tiện cũng như hạn chế xáo trộn cho người dân sống gần đường.
Không chỉ vậy, sử dụng khí LNG còn góp phần giảm thiểu lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Bởi thành phần chủ yếu là metan (chiếm 85%) và khoảng 10% etan còn lại là số lượng nhỏ propan, butan, chỉ duy nhất 1 nguyên tử cacbon, do đó, khi cháy khí LNG thải ra 20% lượng CO2 và 50% lượng oxit nitơ, ít hơn so với xăng. Khí LNG lại khó cháy và nhẹ hơn không khí nên khi thoát ra ngoài sẽ phát tán nhanh và bay lên cao; chính tính chất này sẽ góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đối với các ngành sản xuất, khí LNG
được sử dụng tương tự như khí khô làm nhiên liệu cho động cơ, nguyên/nhiên liệu
cho phát điện, nguyên/nhiên liệu đầu vào sản xuất giấy, kim loại, hóa chất, thủy
tinh, methanol, dung môi…và các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Sử dụng
LNG sẽ tiết kiệm nhiên liệu do thành phần khí đã được tinh lọc nên hiệu suất sử
dụng cao hơn xăng dầu, giảm hao phí và hạn chế tiếng ồn do động cơ đánh lửa bằng
tia lửa.
Dùng khí LNG chạy êm hơn động cơ đốt trong dùng dầu diesel đồng thời giảm chi phí nhiên liệu đầu vào nhờ ưu thế giá thành của LNG rẻ hơn dầu lửa nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, sử dụng LNG phục vụ sản xuất còn giúp giảm thiểu việc thải khí độc hại và bụi bẩn ra môi trường gây ô nhiễm. Hơn nữa, với tính chất là một khí sạch, LNG giúp giảm hao mòn động cơ, cải thiện hiệu suất nên tiết giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị máy móc.
Bên cạnh lợi ích đối với môi trường và doanh nghiệp, khí LNG còn có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống nhân dân. Sử dụng LNG hạn chế nguy cơ cháy nổ và hầu như không chứa các chất độc hại như hydrocarbon thơm, các hợp chất chứa lưu huỳnh và nitơ. Vì thế, khí LNG được sử dụng cho các máy điều hòa không khí, lò sưởi, nấu nướng, hút ẩm cho các bệnh viện , trường học, cao ốc văn phòng, nhà hàng, cửa hàng, khu đô thị.
Chú trọng đầu tư, phát triển khí LNG
Nhận thức rõ lợi ích cũng như tầm quan trọng của khí LNG đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cũng như nhìn thấy lượng khí thiếu hụt tại khu vực Nam Bộ trong tương lai. Cụ thể, theo dự báo cuae các chuyên gia năng lượng, lương khí thiếu hụt vào năm 2015 là khoảng 3 tỷ m3 đến 2020-2025 ước tính lên đến 6 tỷ m3 và trên 15 tỷ m3 vào năm 2025. Do đó, việc đầu tư và phát triển khí LNG đang được Việt Nam thực hiện gấp rút thông qua ngay từ đầu năm 2012 với hàng loạt các dự án lớn như hệ thống cảng tiếp nhậnvà phân phối LNG, các đường ống dẫn khí đốt; Trung tâm điện lực Sơn Mỹ và các đường dây đồng bộ đấu nối với hệ thống điện quốc gia… nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khí LNG của người dân
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống đường ống dẫn khí ở khu vực phía Nam gồm 3 tuyến đường ống chính, với tổng chiều dài trên 1.000km; các nhà máy xử lý khí, và các kho cảng khí hóa lỏng LNG. Và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGAS) là đơn vị duy nhất cung cấp khí LNG cho thị trường Việt Nam.
Theo đó, PVGAS đã đầu tư 500 triệu USD để triển khai dự án nhập khẩu LNG về Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí ổn định lâu dài, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí của nền kinh tế xã hội, nhất là nhu cầu sản xuất điện từ khí. Ngoài khí đốt nhập khẩu, việc sản xuất nhiên liệu tổng hợp từ khí tự nhiên đang được khuyến khích vì Việt Nam có nguồn nhiên liệu lớn cho sản xuất khí hóa lỏng.
Có thể nói, phát triển ngành công nghiệp khí LNG đang trở thành một nhân tố kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong các thập niên tới, nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái và duy trì sự phát triển bền vững của đất nước.