Dân Việt

Sống bên kênh Vĩnh Tế

09/01/2011 07:30 GMT+7
(Dân Việt) - Hàng chục ngàn người dân, binh lính trong 5 năm (1819-1824) đã đào đắp một khối lượng bùn đất khổng lồ mở con kênh Vĩnh Tế rộng 25m, dài hơn 90km nối thông sông Hậu với biển Tây.

Từ điểm đầu dòng kênh tại Vĩnh Ngươn, Châu Đốc (An Giang), kênh Vĩnh Tế trích nước từ dòng Hậu Giang dẫn thủy nhập điền mùa khô, thoát lũ ra biển Tây đầu mùa nước nổi. Việc đào đắp con kênh từ gần 200 năm trước đã đặt nền móng cho sự nghiệp thau chua rửa mặn, cải tạo vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười… lập nên vựa lúa lớn nhất của lưu vực sông Mekong.

Con kênh lịch sử này còn lưu lại trên dòng chảy của nó sự giao thoa văn hóa và đời sống Việt - Khmer rất đặc thù. Đó đây trong nếp sống, trong những gương mặt con người nơi đây còn lưu dấu ấn chân chất mà hào hùng của một thời mở đất khẩn hoang.

img
Nhiều kênh đào khác tiếp nối từ kênh Vĩnh Tế tạo thêm những cánh đồng màu mỡ của vùng tứ giác Long Xuyên
img
Một góc tâm linh của người dân sông nước miền biên viễn
img
Người dân ngày ngày qua kênh để đi làm đồng
img
Giải khát bằng chính dòng nước trong lành của kênh Vĩnh Tế
img
Ông Nguyễn Văn Tiến (81 tuổi) đang bắc giàn mướp bên bờ kênh
img
Những ngôi nhà của dân chài nghèo ven bờ kênh ở phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc
img
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến ghe bầu chở lúa gạo, gạch ngói đi trên dòng kênh
img
Tắm trong dòng nước lịch sử và thấm đẫm huyền thoại