Trung Quốc có khả năng bắn hạ vệ tinh của đối thủ tiềm ẩn, nhưng, không phải
trên quỹ đạo địa tĩnh.
Đây là bình luận của các chuyên gia Nga về tài liệu phân tích của ông Brian Weeden, cựu chuyên gia không gian vũ trụ của Không quân Mỹ. Ông Weeden cho rằng, vụ phóng tên lửa Trung Quốc vào tháng 5 năm 2013 là cuộc thử nghiệm loại vũ khí tiên tiến có khả năng tiêu diệt các thiết bị vũ trụ.
Chuyên gia Mỹ đã phân tích nhiều hình ảnh vệ tinh về cuộc thử nghiệm của Trung Quốc và
đi đến kết luận rằng, khi đó, Bắc Kinh đã đưa lên quỹ đạo một thiết bị năng lực chống
vệ tinh dựa trên một tên lửa đạn đạo lưu động.
Ông Weeden cho rằng, nếu là thật, điều này sẽ cho
thấy bước đột phá đáng kể trong năng lực chống vệ tinh (ASAT) của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia Nga
Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada, không chia sẻ ý kiến này: "Tôi
không nghĩ rằng, người Trung Quốc đã thực hiện bước đột phá. Chắc là, họ lặp lại các giải pháp kỹ
thuật đã tồn tại từ 2-3 thập kỷ trước đây, ví dụ, các giải pháp của Liên Xô".
Cũng theo ông Zolotarev: "Nguyên tắc hoạt động của vũ khí năng lực chống vệ tinh là rất đơn giản. Đủ để đưa lên quỹ đạo, nói cho đơn giản, đạn chì và phân tán trong không gian. Những quả bóng chì sớm hay muộn sẽ va chạm thiết bị vũ trụ của đối phương và đưa nó ra khỏi diện sử dụng. Nhưng, tiêu diệt tàu vũ trụ của đối phương không phải là sự lựa chọn hiệu quả nhất. Phương pháp hiệu quả nhất là gây nhiễu điện tử".
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nga Vladimir Yevseyev cho rằng, nếu Trung Quốc đã phóng lên không gian thiết bị năng lực chống vệ tinh thì khác với ý kiến của chuyên gia Mỹ, thiết bị này chỉ có thể lên quỹ đạo gần Trái đất chứ không phải quỹ đạo địa tĩnh.
"Hiện nay vẫn còn sớm để nói rằng, Trung Quốc sỡ hữu hệ thống hoàn hảo chống vệ tinh. Trên thực tế chỉ có thể nói về việc Trung Quốc có khả năng bắn hạ vệ tinh trên quỹ đạo gần Trái đất. Chứng tỏ về điều đó là sự kiện năm 2007 khi Trung Quốc đã bắn hạ vệ tinh thời tiết của mình ở độ cao gần một nghìn km. Theo tôi, thông tin về việc Trung Quốc có khả năng phá hủy các vệ tinh địa tĩnh không đúng sự thật. Hiện nay Trung Quốc chưa có khả năng như vậy", ông Vladimir Yevseyev cho biết.
Các chuyên gia thừa nhận rằng, việc phóng đại quá mức sức mạnh quân sự của nước khác
vốn là đặc điểm của sự cạnh tranh trong vũ trụ giữa các cường quốc. Trong khi đó, Mỹ
thực sự lo ngại rằng, Trung Quốc có thể tước hoặc đình chỉ khả năng của Hoa Kỳ quản lý hiệu
quả quân đội từ không gian. Theo ý kiến của chuyên gia Vladimir Yevseyev, trong trường hợp này
có thể nói về việc giảm đáng kể khả năng chiến đấu của Mỹ.
Tuy nhiên, theo lời ông Vladimir Yevseyev, Trung Quốc chưa sẵn sàng sử dụng vũ khí không gian
với quy mô lớn như vậy. Nhưng, về nguyên tắc, trong tương lai có thể nói về khả năng ngăn chặn
nhóm vệ tinh của Mỹ. Đó là nhiệm vụ khả thi.