Người Slovenia trở lại công việc đồng ángThánh Valentine là một trong những vị thánh của mùa xuân ở Slovenia. Người ta cho rằng, cây cối sẽ đâm chồi nảy lộc trong ngày 14.2, ngày tôn vinh vị thần tình yêu.
Nông dân Slovenia trở lại làm việc đúng ngày Lễ tình nhân. Ảnh: Flick.
Thông thường, đây là ngày đầu tiên nông dân Slovenia trở lại công việc đồng áng, thường là những cánh đồng nho và hoa màu. Theo truyền thuyết, thánh Valentine sẽ giúp rễ cây phát triển trở lại sau mùa đông lạnh giá, thức tỉnh cỏ cây, hoa lá.
Trên thực tế, ngày 14.2 không phải ngày tôn vinh tình yêu của người dân Slovenia. Quốc gia này tổ chức ngày Lễ tình nhân vào ngày 12.3, ngày thánh Gregory.
Đàn ông Nhật Bản nhận sô cô la ngày Lễ tình nhânỞ Nhật Bản, phụ nữ sẽ làm hoặc mua sô cô la để tặng cho người mình yêu trong ngày Lễ tình nhân 14.2. Loại sô cô la được tặng phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của mối quan hệ. Giri-choko là loại sô cô la dành tặng ông chủ, đồng nghiệp và bạn trai. Trong tiếng Nhật Bản, Giri là nghĩa vụ. Món quà tặng này không làm người nhận hiểu lầm.
Đàn ông Nhật Bản nhận sô cô la trong ngày 14.2. Ảnh: Toptenz.
Trong khi đó, Honmei-choko là loại sô cô la đặc biệt, chỉ dành tặng cho người họ thực sự yêu thương. Thông thường, Honmei-choko là loại sô cô la do phụ nữ tự làm. Những người đàn ông may mắn mới được nhận quà tặng này. Tuy nhiên, một tháng sau ngày Valentine, đàn ông Nhật Bản phải đáp lễ người tặng quà mình những món đồ khác có giá trị gấp ít nhất 3 lần thứ mình được nhận. Quà tặng trong ngày Valentine Trắng 14.3 thường là bánh kẹo, đồ trang sức, quần áo và đồ lót.
Thìa là biểu tượng tình yêu ở xứ WalesNgày lễ tình yêu ở công quốc Wales, một trong 4 quốc gia cấu thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, là ngày 25.1. Thánh Dwywen là biểu trưng cho tình yêu ở xứ Wales. Câu chuyện tình bi kịch của ông truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ. Họ tặng nhau bưu thiếp và quà tặng để thể hiện những tình cảm sâu nặng nhất dành cho nhau.
Chiếc thìa tình yêu ở Xứ Wales. Ảnh: Oddee.com.
Theo truyền thuyết, Dwywen yêu chàng hoàng tử tên là Maeron. Hoàng tử trẻ tuổi cũng nồng nhiệt đáp lại tình yêu của nàng nhưng vì một lý do nào đó, họ không thể ở bên nhau. Mối tình dang dở khiến Dwywen quẫn trí, cầu xin sự giúp đỡ của các vị thần để chấm dứt mối tình ngang trái. Một thiên thần đáp lại lời thỉnh cầu của Dwywen, đưa cô lọ thuốc xóa ký ức tình yêu và biến Maeron thành băng.
Sau đó, Chúa ban cho Dwywen 3 điều ước. Cô gái xin bề trên giải thoát cho người yêu và xin mình trở thành thần tình yêu. Ở xứ Wales, những người đàn ông sẽ khắc một chiếc thìa gỗ cùng những biểu tượng lãng mạn để tặng cho tình nhân trong ngày thánh Dwywen. Chiếc thìa gỗ cổ nhất có niên đại từ năm 1667, cho thấy nó ra đời trước Valentine đang phổ dụng khắp thế giới.
Sự mê tín dị đoan ở Vương quốc Anh
Một số phụ nữ Anh thường kẹp 4 chiếc lá nguyệt quế vào 4 góc gối vào đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14.2. Bữa tối ngày 13, họ ăn trứng với muối. Người ta tin rằng, đây là cách để họ mơ về người chồng tương lai.
Lá nguyệt quế. Ảnh: Oddee.com.
Ngoài ra, một vài người còn viết tên những người mình có cảm tình ra giấy và cho nó vào một quả bóng bằng đất sét và thả vào nước. Họ tin rằng, tờ giấy đầu tiên thoát ra khỏi những cục đất sẽ là người chồng của họ trong tương lai. Dù những tín ngưỡng này khá lạc hậu nhưng một số người Anh vẫn tin vào nó.
Người Hàn Quốc than khóc cuộc sống độc thânNgười Hàn Quốc có ngày Valentine thông thường (14.2), ngày Valentine Trắng (14.3) và Valentine Đen (14.4). Giống như ở Nhật Bản, những cô gái tặng sô cô la cho người mình thích trong ngày 14.2. Nếu người đàn ông chấp nhận tình cảm của người con gái, họ sẽ đáp lễ vào ngày 14.3. Tuy nhiên, những người không có quà trong ngày 14.2 hoặc không nhận được quà đáp lại ngày 14.3 sẽ cùng than khóc trong ngày 14.4.
Mì đen ở Hàn Quốc. Ảnh: oddee.com.
Vào ngày Valentine Đen, những người cô đơn sẽ đến một nhà hàng mì đen để than thân trách phận cho cuộc sống độc thân. Trong truyền thống, mì đen giúp những người độc thân vơi đi nỗi buồn. Tuy nhiên ngày nay, người độc thân Hàn Quốc có rất nhiều cách để hưởng thụ cuộc sống độc thân. Họ ăn uống, mua sắm và vui chơi chứ không than thân trách phận như trước.
Người Phần Lan tôn vinh tình bạnNgười Phần Lan tôn vinh tình bạn. Ảnh: Oddee.com.
Ở Phần Lan, người ta gọi ngày Valentine là “Ystävänpäivä", nghĩa là Ngày của bạn. Khác với những quốc gia khác trên thế giới, người Phần Lan gửi thiệp và tặng quà nhau để tôn vinh tình bạn trong ngày 14.2. Tuy nhiên, rất nhiều cặp tình nhân chọn đây là ngày cưới.
Người Trung Quốc cầu duyên trong Lễ tình nhânNgười Trung Quốc tôn vinh tình yêu trong ngày 7.7 âm lịch, tức ngày 2.8.2014. Theo truyền thuyết, Thất Tịch (7.7), là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ, biểu tượng tình yêu của người Trung Quốc, gặp nhau sau một năm xa cách. Các vị thần chỉ cho họ gặp nhau một năm một lần. Ngày này thường có mưa ngâu.
Người Trung Quốc đi chùa trong ngày Thất Tịch (7.7 âm lịch). Ảnh: Oddee.com.
Với mong ước tìm được tình yêu đích thực, xây dựng hạnh phúc dài lâu, người Trung Quốc thường tới chùa dâng lễ, thắp hương để mong nhận được sự che chở của các vị thần. Ngoài ra, những người độc thân Trung Quốc cũng vào chùa cầu mong sự may mắn trong tình yêu trong ngày này.