Nhận định trên được
Topwar đưa ra sau khi Mỹ cáo buộc máy bay ném bom Su-24 của Nga có những hành động “khiêu khích và thiếu chuyên nghiệp” khi lượn sát tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ ở Biển Đen.
Theo
Topwar, USS Donald Cook (DDG-75) là một loại tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, biên chế chính thức trong Hải quân Mỹ vào năm 1998. Đây là một loại khu trục hạm loại nhỏ dài 154 mét, trỏng tải 9.000 tấn, mang theo được phi hành đoàn khoảng 280 người. USS Donald Cook từng nổi tiếng với một thành tích vào năm 2003 khi phóng các tên lửa đầu tiên chống lại Iraq.
Khu trục hạm USS Donald Cook của Mỹ. Ảnh: Topwar
Trên tàu được trang bị rất nhiều tên lửa. Trong đó có 90 ống phóng Topside OHR Mk.41 có thể chứa các tên lửa chiến thuật KR Tomahawk, tên lửa chống tàu ngầm ASROC raketotorpeda -VL, tên lửa chống máy bay tầm xa UR Stenderd -2, tầm ngắn SAM ESSM hoặc hệ thống tên lửa đánh chặn trên không SM-3. Dự kiến sắp tới nó còn được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm LRASM.
Xét về vũ khí tên lửa tàu khu trục này là tàu có sức mạnh trên hết của Hải quân Mỹ, chỉ trừ tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Số lượng và loại tên lửa được trang bị trên tàu có thể thay đổi theo tỷ lệ nghiêng về vũ khí tấn công hoặc phòng thủ. Thành phần tên lửa cũng được cài đặt tùy theo nhiệm vụ của con tàu.
Theo nhận định của Topwar, USS Donald Cook là một tàu chiến cực kỳ mạnh mẽ và linh hoạt, có khả năng tấn công vượt quá khả năng của bất kỳ tàu tuần dương và tàu khu trục của quốc gia nào, ngay cả những tàu có kích thước lớn hơn nhiều. Kể cả Hải quân Nga cũng không có một tàu chiến nào tương tự như khu trục hạm USS Donald Cook.
Máy bay ném bom Su-24 của Nga có hàng loạt vũ khí. Ảnh: Topwar
Tuy nhiên, tờ
Topwar cũng cho rằng, không nên đánh giá quá cao khu trục hạm USS Donald Cook. Khả năng tấn công của nó là rất lớn nhưng lại chỉ giới hạn ở chiến tranh tấn công các mục tiêu trên đất liền. Hệ thống tên lửa hành trình Tomahawk rất tốt cho các cuộc tấn công các mục tiêu là những cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự ở khu vực sâu trong đất liền.
Trong khi đó con tàu lại không được trang bị tên lửa uy lực cho cuộc hải chiến. Loại phiên bản tên lửa chống tàu của Tomahawk là BGM-109B TASM đã ngừng hoạt động cách đây 10 năm. Trước khi LRASM được trang bị thì tàu khu trục này đến nay mới chỉ sở hữu các tên lửa chống tàu cận âm loại nhỏ Harpoon được đặt ở đuôi tàu.
Tất nhiên, loại khu trục hạm lớn Arleigh Burke không phải được tạo ra để trang bị các loại tên lửa Tomahawk. Bộ phận quan trọng của nó là hệ thống chiến đấu Aegis, nó có thể quản lý thông tin, liên kết thành một mạng lưới thông tin duy nhất để điều khiển hỏa lực và các cuộc chiến đấu bảo vệ sự sống còn của con tàu.
Trong thực tế, Donald Cook được xem là một robot chiến đấu có khả năng ra quyết định và chia sẻ thông tin với các tàu chiến khác mà không cần có sự can thiệp của con người. Hệ thống Aegis này rất thông minh và có thể nhanh chóng phản ứng giải quyết những nhiệm vụ quan trọng và đầy thách thức để đảm bảo sự phòng thủ hiệu quả. Với nền tảng phòng không mạnh mẽ, con tàu có thể bảo vệ các tàu chiến và hộ tống các phương tiện ở vùng biển mở.
Tích hợp trong Aegis chắc chắn có loại radar đa chức năng AN/SPY-1. Topwar cho rằng loại radar này là kiệt tác của ngành công nghiệp điện tử Mỹ có khả năng phát hiện tên lửa bay trên mặt nước và vệ tinh gần quỹ đạo trái đất. Tuy vậy, sự tích hợp Aegis + SPY-1 từ năm 1983 đến nay có thể đã lỗi thời.
Topwar cho rằng, có ít nhất 5 hệ thống hiện đại đã vượt qua Aegis trong việc giải quyết các vấn đề phòng không. Sau 30 năm hoạt động, hệ thống Aegis đã có được một “danh hiệu khủng khiếp” khi xác định nhầm máy bay dân sự của hãng hàng không Iran Air là chiến đấu cơ F-14 và đã cho bắn hạ.
Từ phân tích đó,
Topwar cho rằng hệ thống phòng không được xem là “xuất sắc” của tàu khu trục Donald Cook của Mỹ dường như không có giá trị khi tiến vào Biển Đen. Vì tại đây tất cả các hệ thống tên lửa bờ biển và máy bay ven biển có thể hạ ngay lập tức con tàu chỉ bằng một đòn duy nhất. Cho nên con tàu của Mỹ không có gì là nghiêm trọng ở khu vực này.
Hạn chế lớn nhất của tàu khu trục Cook được Topwar chỉ ra là nó không có máy bay trực thăng ở trên boong tàu. Thiếu trực thăng chống ngầm sẽ làm giảm sức mạnh của tàu khu trục và hạn chế đáng kể chức năng của con tàu.
Bình luận về vụ việc Mỹ cáo buộc máy bay ném bom Su-24 lượn sát tàu khu trục USS Donald Cook, tờ Topwar cho rằng, mặc dù Su-24 được sử dụng từ những năm 1970 nhưng ngay cả khi không phải là Tu-22M hay Su-34 thì Su-24 cũng là “quá đủ” với Donald Cook.
Tờ
Topwar cũng bác bỏ cáo buộc của Lầu Năm Góc về việc Su-24 có những hành động “khiêu khích và không chuyên nghiệp” khi lượn sát tàu khu trục của Mỹ chỉ ở khoảng cách cao 150 mét. Theo
Topwar, lúc đó Su-24 của Nga không hề mang theo vũ khí. Thuyền trưởng của tàu khu trục Mỹ đã phát một vài cảnh báo trên radio nhưng cả hai phía đều không có sự cố nào xảy ra.
Xét về mặt tấn công quân sự thì việc Su-24 lượn gần USS Donald Cook dường như không có giá trị gì.
Topwar cho rằng, trong thế kỷ 21 này, kỷ nguyên của vũ khí chính xác thì việc điều khiển từ xa đã trở thành cách chính của cuộc chiến, theo đó đối phương không thể nào nhìn thấy “cánh tay” kẻ thù của mình. Việc Su-24 xích lại gần tàu chiến của Mỹ có thể là tín hiệu cho thấy Nga rất quan tâm và theo dõi chặt chẽ tình hình Biển Đen.
Được biết, Su-24 của Nga do hãng Sukhoi sản xuất, được trang bị một loạt vũ khí gồm 1 pháo 30 mm GSH-6-23 500 viên đạn, 9 giá treo mang được 8.000 kg vũ khí có hàng loạt tên lửa lợi hại như Kh-23, Kh-25ML, Kh-28, tên lửa S-5 55 mm, S-8 80mm, các tên lửa đối không R-60…cùng các loại bom điều khiển TV/laser. Với hệ thống vũ khí này, Su-24 được các chuyên gia tin rằng có thể hạ được tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ.