Phác họa chân dung nghi phạm thực chất là một chuyên ngành của môn khoa học Nhân trắc hình sự ra đời từ cuối thế kỉ XIX. Nhờ phương pháp này, nhiều tên tội phạm nguy hiểm đã sa lưới pháp luật.
Mới ra đời đã giúp bắt gọn hàng trăm tội phạmPhác họa chân dung nghi phạm khởi
nguồn từ những năm 1880 với người sáng lập là nhà tội phạm học người Pháp
Alphonse Bertillon. Ban đầu
Bertillon nhận nhiệm vụ đo chiều
cao, chiều dài cánh tay, vòng đầu, hình vành tai, cả hình xăm và vết sẹo cũng
như khuôn mặt của tội phạm của một nhà tù.
Ảnh phác họa trước đó của
cảnh sát và thủ phạm bắt cóc trẻ ở TPHCM tại cơ quan công an.
Trên cơ sở những dữ liệu tích lũy
được,
Bertillon phát triển một hệ
thống mới để nhận dạng các tù nhân. Hệ thống này được gọi là Nhân trắc
hình sự. Điều đáng ngạc nhiên ở chỗ, dựa trên cách thức đó, cảnh sát Pháp đã
tóm cổ 241 tù nhân phạm tội lặp lại chỉ trong một năm 1884. Ngay sau đấy, khoa
học này đã lan truyền khắp các sở cảnh sát ở Châu Âu và Mỹ. Cho đến nay thủ pháp
nhân trắc hình sự vẫn không hề thay đổi nhiều dưới dạng phác họa pháp y.
Nhờ nghệ sĩ pháp y, lực lượng điều tra liên bang FBI của Mỹ đã tóm gọn
kẻ chủ mưu trong một vụ đánh bom tại Mỹ đã giết chết 168 người vào năm 1995. Trên
cơ sở bức họa tương đối thô sơ qua những lời kể của nhân chứng về thủ phạm
Timothy McVeigh, quân
đội Oklahoma
đã bắt giữ được hung phạm này.
Phỏng vấn: Bước quan trọng nhất để họa chân dung
Trước khi các nghệ sĩ pháp y có thể bắt đầu sáng tác chân dung, công việc đầu
tiên và quan trọng nhất là tiến hành các cuộc phỏng vấn nhân chứng để có một
hình dung về đối tượng. Nhưng việc phỏng vấn cũng cần phải được thực hiện theo
những kĩ năng điêu luyện vì thông thường, các nhân chứng rất khó nhớ lại đặc
điểm của nghi phạm một cách cụ thể.
Tùy thuộc vào tội phạm và người được phỏng vấn, nghệ sĩ pháp y có
thể suy tư rồi vẽ bức họa trong thời gian tới hàng giờ. Để có được một ý tưởng
về bức họa trên cơ sở các câu hỏi và trả lời được tiến hành, các chuyên gia sẽ
chia cuộc phỏng vấn thành 3 giai đoạn: xây dựng mối quan hệ, thu hồi thông tin
và lấy thông tin cuối cùng.
Họa chân dung thủ phạm đánh
bom Timothy McVeigh ở Mỹ năm 1995 của FBI.
Giai đoạn đầu để tạo không khí tự nhiên cho người được phỏng vấn. Sau đó
người được
phỏng vấn được yêu cầu
nhớ lại càng nhiều chi tiết cụ thể về tội phạm càng tốt. Thông thường
cuộc phỏng vấn sẽ thảo luận về tóc và khuôn mặt. Cuối cùng, người được phỏng
vấn được yêu cầu trả lời về bất kỳ đặc điểm nào mà họ không thể nhớ ngay tức
khắc. Chính lúc này có thể sẽ tiết lộ ra một ký ức về hình ảnh của tội phạm
được lưu trữ trong bộ nhớ người được phỏng vấn.
Theo chia sẻ của cựu nghệ sĩ
Stephen Manusci tại Sở Cảnh sát New York thì vai trò của
một nghệ sĩ chuyên nghệp phải giải mã được những ký ức mơ hồ vào một chuỗi các
đặc điểm trên khuôn mặt được mô tả rời rạc. Công việc này không khác gì nhận
dạng các con cờ trên một bàn cờ. Khi phác thảo được hình thành, người được
phỏng vấn cũng sẽ bắt đầu tham gia vào việc quan sát bày tỏ đồng tình hay chỉ ra
sự khác biệt giữa bức họa và ký ức.
Vẽ họa tay thường chính xác hơn đồ họa máy tính
Quá trình phác họa chân dung nghi phạm trong lịch sử cũng có những thay
đổi đáng kể. Có những nghệ sĩ pháp y chuyên dùng bút chì và giấy cũ để phác họa
mặt, đầu tội phạm nhưng có những nghệ sĩ lại tạo ra một hỗn hợp từ những hình
ảnh trên máy tính được người trả lời lựa chọn. Sau đó tổng hợp và tinh chỉnh để
cho ra bức họa.
Cách sử dụng máy tính như trên bắt đầu nổi lên từ những năm 1960 với sự
xuát hiện của các phầm mềm nhận dạng. Song một số nghiên cứu cho rằng, bức vẽ
tay lại thường chính xác hơn tổng hợp từ máy tính. Một so sánh cho thấy, nếu
tổng hợp từ máy tính chỉ cho xác xuất chính xác về khuôn mặt tội phạm tới 5%
thì họa tay lại cho chính xác tới 9%. Để tháo gỡ, năm 2011 Đại học bang Michigan
đã thực hiện nghiên cứu dữ liệu so sánh vẽ tay và ảnh chụp máy tính để tạo ra
cơ sở dữ liệu giúp xác định tội phạm được nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, FBI vẫn
không
ấn tượng với bất kỳ tiến bộ công nghệ nào. Họ tin rằng, việc ký họa bằng
tay có ưu thế chính xác hơn vì nó gắn với những giai đoạn hội thoại để nắm bắt
được những khoảnh khắc nhớ của nhân chứng nữa.
Điểm đáng lưu ý trong khi họa
chân dung, các nghệ sỹ thường l
àm
nổi bật những đặc điểm lạ bề ngoài như hình xăm, vết sẹo, tóc xõa mặt… Vì
thực tế nghệ sỹ pháp y không phải lúc nào cũng họa đúng hoàn toàn chân dung thủ
phạm. Mục đích chính của bức họa để công bố công khai và thu hút được những đầu
mối từ đó giúp công chúng phát hiện ra những đối tượng nghi vấn.