Đó là những nhận định trong một bài viết của tác giả Thomas Newdick được đăng tải trên
tờ Medium.
com hôm 19.4.2014.
Theo bài viết, chính quyền Moscow đã đặt một đơn hàng mua các chiến đấu cơ mới được nâng cấp tầm cao từ loại chiến đấu cơ đời cũ MiG-29 Fulcrum. Nhưng những chiếc tiêm kích mới thực sự có thể không phải là mới toàn bộ. MiG-29 SMT là một loại tiêm kích 2 động cơ cánh đuôi kép có thể tăng cường sức mạnh hoặc cũng có thể “gây hại” cho Không lực Nga.
Tiêm kích MiG-29 SMT của Nga. Ảnh: Jetphotos.net
Có một thời gian những khách hàng nước ngoài gọi hầu hết các chiến đấu cơ do Liên Xô hoặc Nga sản xuất là “MiG”. Trong khi đó các thiết kế có thể tạo ra các máy bay cho khối Đông Âu và các đồng minh, thì các sản phẩm của công ty Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich chiếm số lượng nhiều nhất. Điều này phản ánh sự phổ biến của dòng máy bay MiG và đồng thời cũng thể hiện sự ủng hộ của chính quyền Liên Xô lúc đó với hai công ty này.
Tuy nhiên, thời gian đã thay đổi. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, công ty Sukhoi đã trở thành một đối thủ cạnh tranh và trở thành nhà cung cấp máy bay chiến đấu ưu việt của Nga cả cho thị trường trong và ngoài nước.
Trong khi đó, vận may của MiG trở nên ít ỏi gặp những “chuyện buồn” trong chiến dịch xuất khẩu bị hỏng, vướng mắc vào những vấn đề kỹ thuật cao. Trái với việc thiết kế MiG bị cắt giảm thì dây chuyền sản xuất của Sukhoi lại luôn bận rộn.
Vào những năm gần đây, Nga bắt đầu tăng cường cho không quân và điện Kremlin một lần nữa đặt hàng những chiến đấu cơ mới cần thiết nhưng là từ Sukhoi chứ không phải từ MiG. Công ty sản xuất MiG có trụ sở tại Moscow với số ít đơn đặt hàng xuất khẩu và nâng cấp cho phi đội của nước ngoài nhưng cũng đã “rối tung” lên.
Trong số những đơn hàng đó trước tiên phải kể đến là sự phát triển hiện đại hóa chiến đấu cơ MiG- 29UPG cho lực lượng không quân Ấn Độ và chiến đấu cơ MiG-29K trên tàu sân bay cho Hải quân Ấn Độ. Song MiG-29K cùng tàu sần bay Vikramaditya trì hoàn nhiều lần cho Hải quân Ấn Độ cũng giống như một lời nhắc nhở cho Hải quân Nga về đơn đặt hàng tiêm kích cùng loại.
Để minh chứng tiêm kích mới MiG-29SMT không mới hoàn toàn, tờ
Medium.com cho rằng, phiên bản SMT vẫn giữ lại khung máy bay MiG-29 có từ thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đồng thời
Medium.com đã dẫn lại câu chuyện lùm xùm liên quan đến MiG-29SMT.
Cụ thể, theo
Medium.com, vào năm 2006, Bộ Quốc phòng Algeria đã đặt một đơn hàng trị giá 7,5 tỷ USD mua 28 chiếc MiG-29SMT và 6 chiếc máy bay huấn luyện MiG-29UB của Nga. Tiêm kích SMT đầu tiên dược giao vào năm 2006 nhưng Algeria sớm nhận ra rằng, các chiến đấu cơ “mới” không phải là mới tất cả. SMT được lắp ráp bằng khung máy bay cũ và không bán được từ MiG-29 được chứa trong nhà máy Lukhovitsy. Thậm chí còn có khung máy bay được sản xuất cho Iraq từ năm 1980.
Algeria đã đình chỉ giao hàng trong năm 2006 và tái giao hàng năm 2007 nhưng tình trạng vẫn diễn ra tương tự. Algeria đã từ chối trả tiền và yêu cầu thay thế bằng tiêm kích đa năng Su-30MKA của Sukhoi. Trong năm 2007, 15 chiếc MiG-29SMT đã được gửi trả lại Nga. Sau khi kiểm tra lại, Không quân Nga đã cho 30 máy bay loại này vào Trung đoàn Không quân 14.
Trái lại, phía Nga đã bác bỏ các cáo buộc của Algeria về chất lượng sản xuất kém và nhấn mạnh việc sử dụng khung máy bay tân trang lại cho tiêm kích MiG là phù hợp với hợp đồng và giá cả. Tuy vậy, MiG dù sao cũng không nhận được tiền từ Algeria cho đến khi những chiếc tiêm kích này được Không quân Nga sở hữu.
"Ngay cả khi như vậy, cũng khó mà biết chắc được chủ sở hữu mới những chiếc MiG-29SMT có thể hài lòng được hay không", tờ Medium.com đặt nghi vấn.
Được biết, mới vừa qua Bộ Quốc phòng Nga đã ký với tập đoàn MiG của Nga hợp đồng trị giá hơn 470 triệu USD để mua 16 tiêm kích MiG-29SMT cho Không quân Nga. Loại tiêm kích này được giới truyền thông Nga đánh giá có thể đối đầu ngang sức với chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của phương Tây.