Thời kỳ Bắc thuộc, thuộc quận Phong Châu. Đến đời Lý (năm 1084) Yển Khê thuộc huyện Thanh Ba, châu Thao Giang, phủ Tam Giang...
Cách mạng Tháng Tám thành công, Yển Khê nằm trong liên xã Bà Triệu và từ năm 1964 đến nay thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Trải qua bao năm tháng thăng trầm lịch sử, Yển Khê vẫn gìn giữ được những nét cổ kính và văn hiến, được thể hiện ở tên đất, tên làng, quần thể di tích đình, chùa cổ kính thâm nghiêm và những thuần phong mỹ tục đã được truyền từ đời này qua đời khác.
Vì vậy những di sản ở Yển Khê còn lại cho đến nay như đình Ngõa (xóm Ngõa thôn Yển Khê), đình Vàng (xóm Vàng thôn Lận Dương) và chùa Thọ Khuê ở giữa làng đều liên quan tới thời đại Hùng Vương và mang đậm tính chất cội nguồn của vùng đất Tổ.
Đình Ngoã đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1995. Lịch sử tồn tại của đình đến nay đã gần 2.000 năm.
Đình Ngoã là nơi có đầy đủ bằng sắc, dấu ấn thời xa xưa thờ con cháu Vua Hùng đời thứ 18.
Xã Yển Khê từng nổi tiếng với nghề đan lát các loại rọ đựng tôm cá. Hiện chỉ còn vài hộ làm nghề này.
Chị Phạm Thị Bích Ngọc tốt nghiệp Trường ĐH Nông nghiệp, về quê làm cán bộ khuyến nông với tâm nguyện góp sức xây dựng quê hương đổi mới.
Đường bê tông được hoàn thành cách đây 2 tháng, giúp người dân đi lại thuận lợi.
Các trường học ở Yển Khê được đầu tư xây dựng khang trang. (Trong ảnh là trẻ mầm non trong giờ vui chơi ở trường).
Vợ chồng anh Nguyễn Xuân Hậu tranh thủ trong lúc nông nhàn đan lát rọ.
Mỗi ngày họ đan được khoảng 40-50 cái, bán 4.000 đồng/cái.