Vẫn nhấn mạnh những lời lẽ cáo buộc quen thuộc rằng Nga “xâm lược bất hợp pháp” Ukraine, Tướng Anders Fogh Rasmussen tuyên bố, các thành viên NATO phải nỗ lực hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của họ trong bối cảnh Nga đang cố chia cắt châu Âu.
Xe bọc thép Nga di chuyển trên đường tại Crimea. Ảnh AFP.
“Mỗi đồng minh cần đầu tư các nguồn lực cần thiết trong khả năng của mình. Điều đó bao gồm, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo chuyên sâu và nỗ lực hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa các đồng minh NATO cũng cũng với các đối tác của chúng ta. Tôi biết rằng, việc này vô cùng khó khăn trong thời buổi kinh tế hiện nay nhưng bối cảnh an ninh hiện nay cũng khiến nó trở nên vô cùng quan trọng”, Tướng Anders Fogh Rasmussen khuyến khích.
Thêm vào đó, người đứng đầu NATO nhấn mạnh: “Về lâu dài, khả năng an ninh yếu kém sẽ phải trả giá nhiều hơn là cố gắng đổ tiền đầu tư ngay lúc này. Chúng ta có nghĩa vụ phải làm điều đó cho các lực lượng vũ trang của chúng ta và cho một xã hội rộng lớn hơn”.
Trên thực tế, gánh nặng chi tiêu quốc phòng của NATO bao gồm 28 thành viên chỉ đổ dồn vào một quốc gia duy nhất: đầu tàu NATO là Mỹ. Năm ngoái, Mỹ đóng góp 72% chi tiêu quốc phòng của NATO, tăng 59% so với năm 1995.
Để đáp trả cuộc khủng hoảng Ukraine và các mối đe dọa từ Nga, NATO đã triển khai chiến đấu cơ bảo vệ 3 thành viên dễ bị tổn thương nhất: Estonia, Latvia và Lithuania, tất cả đều có biên giới với Nga. Ngoài ra, NATO cũng gửi máy bay cảnh báo sớm AWACS tuần tra bầu trời của Ba Lan và Romania.