Bà Hoài Thanh khẳng định: "Lo Tết cho người nghèo là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền các cấp, là một cuộc vận động theo tinh thần "lá lành đùm lá rách". Với sự hỗ trợ của cộng đồng và người thân, tôi chắc chắn không ai để hàng xóm, người thân đói 3 ngày Tết".
Ông Hoàng Xuân Lương (phải)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trao quà Tết cho các hộ nghèo dân tộc Si La, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, Lai Châu. |
Mỗi tỉnh thành, một chính sách
Việc để các địa phương thực hiện hỗ trợ theo khả năng của tỉnh thì sẽ nảy sinh "bất công": Cùng người nghèo nhưng ở Hà Nội được hỗ trợ 1 triệu đồng, còn ở Yên Bái được hỗ trợ 300.000 đồng. Bà đánh giá thế nào về thực tế này?
- Đúng là mức hỗ trợ Tết có khác nhau giữa các đối tượng, giữa các địa phương. Hỗ trợ Tết của các địa phương có sự chênh lệch như vậy bởi phụ thuộc vào nguồn thu và ngân sách địa phương. Tuy nhiên, sự cao - thấp ấy còn phụ thuộc vào sức mua của đồng tiền, ở Yên Bái sẽ khác Hà Nội.
Tết năm 2009, Chính phủ đã có Quyết định 81 hỗ trợ tiền Tết cho tất cả các hộ nghèo, vì sao
Bà Võ Thị Hoài Thanh - Phó Chánh Văn phòng Quốc gia xoá đói, giảm nghèo |
chính sách như vậy không được xây dựng thành chính sách chung, thưa bà?
- Tết Nguyên đán năm 2009, năm suy thoái kinh tế toàn cầu, chỉ số CPI cao, ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống xã hội Việt Nam, chính vì vậy, Chính phủ ra Quyết định 81 " Hỗ trợ tiền Tết người nghèo" cũng là một giải pháp tình thế góp phần giải quyết một trong những vấn đề an sinh xã hội.
Tuy rằng không có chính sách thường xuyên hỗ trợ tiền Tết cho tất cả người nghèo, nhưng Chính phủ thường xuyên quan tâm chỉ đạo các địa phương thăm hỏi, tặng quà đối với đối tượng người có công với cách mạng, người đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội, người nghèo thiếu đói mỗi khi Tết đến.
Ngoài ra thông qua Mặt trận Tổ quốc, thông qua các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội vận động hỗ trợ người nghèo đón Tết. Tuy không phải chính sách thường xuyên, nhưng các địa phương thường xuyên thăm hỏi và trợ cấp gạo cho đồng bào ăn Tết, tổ chức xã hội và cộng đồng thực hiện cuộc vận động Tết cho người nghèo rất tốt từ T.Ư tới địa phương… Hầu hết người nghèo đều có Tết với nhà mới, được hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm.
Nếu đã là cuộc vận động thì thực hiện hay không phụ thuộc vào cái "tâm" của cán bộ địa phương, thực tế thời điểm thực hiện Quyết định 81 đã xảy ra tình trạng "ăn bớt" hỗ trợ Tết của hộ nghèo hoặc không chăm lo theo chính sách. Làm thế nào để giám sát, thưa bà?
- Bên cạnh ngân sách của địa phương hoặc Trung ương hỗ trợ, cuộc vận động vì người nghèo là hoạt động thường xuyên của các tổ chức chính trị, xã hội. Khi thực hiện Quyết định 81 về hỗ trợ tiền Tết đối với người nghèo cũng cho thấy nhiều bài học về hỗ trợ Tết cho người nghèo và trách nhiệm của chính quyền địa phương, các địa phương cũng nhìn nhận lại, cán bộ thực hiện chính sách cũng thận trọng hơn, không lạm dụng được.
Xin nói thêm một chút về cộng đồng, chuyện ăn Tết nhiều khi là chuyện san sẻ. Trước kia, khi chưa được địa phương hỗ trợ, các gia đình trong 1 xóm cũng góp gạo, thịt chia cho gia đình nghèo nhất xóm để mọi người cùng có Tết. Nay có hỗ trợ của địa phương, các gia đình cũng mong có chút san sẻ để tránh cảnh nhà nghèo thì được hỗ trợ gạo, thịt, có tiền mua bia uống, trong khi các gia đình khác vẫn khó khăn.
Vì vậy, khi có tiền hỗ trợ Tết, họ muốn bình chọn cho những hộ khó khăn, chứ không chỉ hộ nghèo. Đó là mối quan hệ cộng đồng, có những địa phương họ nói thế, cộng đồng họ quyết định thế.
Tăng cường vai trò của cộng đồng
Vậy bà đánh giá thế nào về vai trò của cộng đồng khi thực hiện hỗ trợ Tết cho người nghèo?
- Cộng đồng nào phát huy được sự dân chủ, công khai minh bạch về chế độ chính sách và hoạt động của cộng đồng tốt thì việc giám sát thực hiện các chính sách tốt, cũng có cộng đồng không có thông tin hoặc không phát huy được dân chủ thì dễ bị tiêu cực.
Một khi người dân biết trách nhiệm, quyền lợi của mình thì sẽ hạn chế được tiêu cực, đặc biệt là người nghèo. Hiện nay phương tiện thông tin đại chúng công khai, nhiều cách đưa thông tin tới người dân, như ở chính quyền cấp xã chẳng hạn, các chế độ chính sách được dán hết ở trụ sở UBND xã, từ chính sách vay vốn, chính sách xã hội, hỗ trợ sản xuất, trợ cấp xã hội… Từ đó, người dân mới giám sát được việc thực hiện chính sách cho họ.
Bà Võ Thị Hoài Thanh
Tuy nhiên, việc hỗ trợ Tết cho hộ nghèo ngoài trách nhiệm ra còn là công việc mang nhiều tính nhân văn, nhân ái và là cái tâm nên tôi cho rằng lạm dụng cũng khó.
Hiện nay, có tình trạng người dân "xin" nghèo vì được nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ ăn Tết. Theo bà, làm thế nào kiểm soát được sự lạm dụng chính sách từ chính người dân?
- Ở đây vẫn là cơ chế cộng đồng. Hiện nay việc bình chọn hộ nghèo là công khai, nếu cộng đồng bình chọn hộ ấy là nghèo rồi lại kêu không công bằng thì rất khó. Trong định hướng chính sách, chúng tôi cũng xác định các nguyên nhân nghèo khác nhau, với mỗi nguyên nhân sẽ có cách tiếp cận các chính sách giảm nghèo khác nhau nhằm tạo điều kiện để người nghèo tự vươn lên, tự phát huy nội lực của mình.
Chẳng hạn, với người nghèo có sức lao động thì có những tác động như vay vốn, hỗ trợ phương tiện sản xuất hoặc hỗ trợ học nghề để họ có thể tự tạo thu nhập; với những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt như nhiều hộ tàn tật, nhiều người ốm đau thì được thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội và chính sách xã hội khác để họ đảm bảo được mức sống tối thiểu. Tôi nhận thấy rằng, cách này cũng đang được các tỉnh áp dụng khi hỗ trợ Tết cho người nghèo.
Trở lại chuyện Tết với niềm vui, Tết này, nhiều người dân đã có nhà mới đón Tết, đó có phải là một phong trào?
- Đó vừa là phong trào (do T.Ư Mặt trận Tổ quốc phát động), vừa là chính sách của Đảng, Nhà nước (thông qua Chương trình 167, 134). Thông thường, các nhà đại đoàn kết, nhà chính sách dành cho hộ nghèo thường được hoàn thành trước Tết. Đó là mang tính truyền thống của dân tộc: Ai cũng có Tết, có nhà để ở, có cái để ăn. Đây là truyền thống đầy tính nhân văn.
Xin cảm ơn bà!
Huyền Thanh (thực hiện)