Hàng chục năm trước, những chiếc sà lan to bè, những thuyền máy đóng bằng sắt mũi tròn bầu, thuyền đúc bằng xi măng gắn máy nối đuôi nhau, chở theo bát đĩa, bình lọ, ang chậu... ngược dòng sông Hồng. Đồ gốm sành từ Hải Dương, đồ gốm sứ Bát Tràng được buôn lên tận mạn Phú Thọ, Tuyên Quang, rồi đổi lấy chè, quế đưa về xuôi.
Đường sá mở mang, dòng sông Hồng cạn dần khó cho việc cập bờ chuyển hàng lên bến, những con thuyền ấy đã thôi dãi dầu, tấp vào vũng ven sông mà hình thành xóm gốm. Xóm gốm ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội phần đông là dân Lập Thạch, Vĩnh Phúc, vốn là những người buôn gốm ngược sông ngày xưa.
Vẫn gốm sành Đông Triều (Quảng Ninh), Hải Dương, gốm sứ Bát Tràng nay chất lên bờ mà thành bãi, thành chợ gốm. Người thủ đô ai biết chợ thì đến tận nơi mua, còn không biết thì hàng ngày đã có những chủ buôn xưa, nay chất gốm lên xe thồ đi bán dạo quanh phố. Cái lọ, cái bình gốm vốn từ đất, nước vào khuôn, trải qua bao lần lửa mới nên, phận người buôn gốm cũng nhọc nhằn như thế.
Bến gốm nằm sát bờ sông Hồng, thuộc phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, do hàng mấy chục chiếc sà lan, thuyền cũ kết thành. |
Mới vào nghề, chị Nguyễn Thị Hoa (quê Lập Thạch, Vĩnh Phúc) phải dậy từ tờ mờ sáng, gánh đồ gốm bán dọc phố phường Hà Nội. |
Đôi vợ chồng trẻ đang buộc đồ gốm lên chiếc xe thồ “chuyên dụng”. |
Đồ gốm về đến bến này thường là hàng xuất khẩu bị lỗi, bán với giá rẻ. |
Nắng lên cũng là lúc bến gốm hoạt động sôi động nhất. Vợ chồng anh Tuấn khiêng sọt gốm mới mua lên bờ. |
20.000 đồng/chục chén Bát Tràng. |
Xóm gốm chỉ toàn người lớn, trẻ con gửi ở quê đi học. Điện mua của những nhà trên bờ hoặc dùng ắc quy, nước ăn hay tắm giặt đều là nước sông. |
6-7 giờ tối, những người buôn gốm mới về xóm sau một ngày rong phố. |
Lê Hữu Thọ