Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng miền núi và đồng bào dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, nổi lên là tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (năm 2012, Tây Bắc - 28,55%, Đông Bắc - 17,39%, Tây Nguyên -15,58%, Bắc Trung Bộ - 15,01%, so với tỷ lệ hộ nghèo cả nước 9,64%).
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng vùng dân tộc, miền núi tuy đã được đầu tư nhiều song vẫn còn yếu và thiếu, thường xuyên bị thiên tai tàn phá. Các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, thông tin truyền thông... chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng dân tộc miền núi trong xây dựng NTM, thời gian tới chúng ta cần:
+ Tập trung nguồn lực cho đầu tư vùng dân tộc và miền núi, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề bức xúc như giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào.
+ Nâng cao vai trò tham mưu của các cơ quan làm công tác dân tộc; coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ người dân tộc thiểu số… Các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc lồng ghép chính sách trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.
+ Giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết tình trạng di dân tự do. Quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, thực hiện phát triển sản xuất bền vững.
+ Đảm bảo nguồn lực đầu tư cho các chính sách đã được ban hành, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao mức sống, bảo vệ rừng, làm giàu từ rừng...
Kỹ sư Ô Kim Duy (Trường CĐ Cộng đồng Bắc Cạn)