Thông tin trên được các nhân viên của Bảo tàng voi ma mút mang tên P.A.Lazarev thuộc Viện Sinh thái ứng dụng trường Đại học Tổng hợp Liên bang Đông Bắc (Nga) thông báo với hãng tin Interfax vào hôm nay.
Theo thông báo, việc phân tích máu và các mô mềm sẽ cung cấp những dữ liệu khoa học quý báu, đồng thời làm rõ bức tranh về khả năng nhân bản loài voi ma mút.
Viện trưởng Viện Sinh thái ứng dụng, ông Semyon Grigoryev nói rằng những nỗ lực nhân bản voi ma mút đã tiến hành từ lâu nay. Tuy nhiên hài cốt của những con voi ma mút được tìm thấy trước đây không phù hợp cho mục đích này.
Vừa qua, các nhà khoa học đã tìm thấy một xác voi ma mút trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở quần đảo New Siberian. Đáng nói hơn, do xác của con voi này được bảo quản trong tầng đất đóng băng nên các nhà khoa học có thể lấy máu, mô mềm và các tuyến trong cơ thể nó.
Ông Grigoriev còn cho biết Hàn Quốc sẽ tham gia vào công trình này. Theo ông, năm ngoái NEFU và Quỹ Sooam của Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận về hợp tác trong khuôn khổ dự án mang tên “Hồi sinh voi ma mút”.
Voi ma mút hay còn gọi là voi lông dài là một chi voi cổ đại đã bị tuyệt chủng.