Hôm qua (30.5), Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã phối hợp với UBND Tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ công bố kỷ lục Tượng Phật nhập Niết bàn dài nhất trên đỉnh núi Châu Á tại núi Tà Cú, tỉnh Bình Thuận. Tượng Đức Phật nhập Niết bàn nơi đây được chế tác ở tư thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu lên tay.
Ông Biswaroop Roy Chowdhury, Tổng Giám đốc Sách kỷ lục châu Á đã trao Giấy chứng nhận kỷ lục cho sư Thích Nữ Ba La, trụ trì chùa Linh Sơn Trường Thọ. |
Tượng Đức Phật dài 49 mét, tượng trưng cho 49 năm từ lúc người thành đạo đến khi nhập diệt. Tượng có chiều ngang bàn chân là 8,8m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9m, cao từ vai xuống là 12,2m. Nguyên liệu để tạo nên pho tượng là bê tông cốt thép do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì thi công từ năm 1963 đến năm 1966.
Trước đó, ngày (29.05), tại núi Thiên Cấm Sơn (hay còn gọi là núi Cấm), An Giang, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng đã có mặt để tiến hành trao bằng xác nhận kỷ lục Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á. Tượng có chiều cao 33,6 m, diện tích bệ tượng 27x27m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép.
Mặt hướng về phía Nam. Với mong muốn có một công trình mang đậm chất dấu ấn, nét văn hóa, thu hút khách hành hương trên mọi miền, ngày 04.03. 2004 công trình tượng Phật Di Lặc trên núi cấm được khởi công đến tháng 12.2005 tượng đã được hoàn thành. Hiện đang bước vào giai đoạn 2 – công trình nội thất bên trong. Công trình này do nhà điêu khắc Thụy Lam người phác thảo bản vẽ và giám sát xây dựng cùng 60 nhân công.
Cả hai buổi lễ đều diễn ra dưới sự chứng kiến của ông Biswaroop - Tổng Giám đốc sách kỷ lục Châu Á. Theo ông Biswaroop chia sẻ thì có ba tiêu chí để xác nhận kỷ lúc. Đó là dựa vào kích thước thực, so sánh các quốc gia với nhau và mức độ nổi tiếng của bức tường. Bộ đôi tượng Phật Việt Nam đều đảm bảo cả ba tiêu chí đó và đã chính thức xác lập kỷ lục vào ngày 2.3.2013 vừa rồi.
Toàn cảnh tượng Đức Phật nhập Niết Bàn trên đỉnh núi Tà Cú – Bình Thuận |
Ngoài tượng Đức Phật thì xung quanh còn có nhóm tượng Di Đà Tam Tôn (phật A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí) xếp hàng ngang và một số tượng khác. |
Các Phật tử từ mọi nơi đến hành hương, chiêm ngưỡng và tham dự buổi lễ xác lập kỷ lục này. |
Tượng Phật Di Lặc lại núi Thiên Cấm Sơn (núi Cấm), An Giang. Tượng Phật Di Lặc là một trong 14 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được Trung tâm sách kỷ lục công bố trong Đại lễ Phật Đản năm 2008 là tượng Phật cao và lớn nhất nước. Trước đó, năm 2006, công trình nghệ thuật đồ sộ này cũng được xác lập kỷ lục là tượng Phật lớn nhất Việt Nam. Và nay là được xác lập kỷ lục tượng Phật lớn nhất trên đỉnh núi Châu Á. |
Toàn cảnh tượng Phật Di Lặc tại đỉnh núi Cấm hài hoa giữa thiên nhiên |
Tượng lớn tương đương 10 nhà cao tầng trên đỉnh núi, được bao phủ toàn bộ màu trắng tinh khôi, sừng sững, uy nghiêm giữa màu xanh của bạc ngàn rừng núi. Hình dáng tượng Phật có cái bụng thật lớn, nụ cười thật tươi với vẻ mặt hiền từ, đức độ biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, bao dung của con người, hai tai dài chấm vai, cổ đeo xâu chuỗi dài tới bụng, hai vai tượng như hai dòng thác chảy xuống, bàn tay đang niệm chuỗi cầu nguyện cho quốc thái dân an. |
Nghệ nhân Thụy Lam (đội nón) – Người phác thảo bản vẽ và giám sát xây dựng. Ngoài công trình này thì An Giang còn có các công trình, thắng tích nổi tiếng khác như: miếu Bà Chúa Xứ, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, khu du tích văn hóa Óc Eo, kinh Vĩnh Tế, Bia đá đình Thoại Sơn… cùng các lễ hội văn hóa truyền thống. |
Bồng Sơn