Việc xác định “nghề phù hợp” phải do cả 3 bên: Người học (căn cứ vào nhu cầu sản xuất, khả năng tìm việc hoặc chuyển đổi việc làm của mình); địa phương (căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội); doanh nghiệp trên địa bàn…
Hiện với lao động nông thôn, mọi hoạt động hỗ trợ dạy nghề sẽ thực hiện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg. Để giúp lao động chọn đúng nghề, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương và kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động, Quyết định 1956/QĐ-TTg có hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn
- Nội dung chủ yếu gồm:
+ Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn;
+ Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ;
+ Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động;
+ Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo đến năm 2020;
+ Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: Mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.
Tổng cục Dạy nghề