Dân Việt

Xử trí khi có sự cố phóng xạ

01/04/2011 09:42 GMT+7
(Dân Việt) - Bạn làm gì nếu biết nơi mình ở có phóng xạ? Dưới đây là hướng dẫn xử trí cho người dân do Chính phủ Nhật đưa ra, được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KHCN) khuyến cáo.

Khi có sự cố hạt nhân (tức là có sự rò rỉ phóng xạ khỏi cơ sở hạt nhân), để bảo vệ cơ thể mình khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần:

img

Đeo mặt nạ, khẩu trang để tránh việc hít phải chất phóng xạ.

- Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt).

- Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt).

- Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông).

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong, bạn nên:

- Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay).

- Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ).

Nếu đã bị phơi nhiễm phóng xạ, bạn phải rửa và làm sạch nếu thấy cần thiết, đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm. Các chuyên gia sẽ giúp bạn.

Sau khi nhiễm phóng xạ: Điều cần phải đầu tiên làm là cởi bỏ hết quần áo, giày dép để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm xạ thêm, sau đó là nhẹ nhàng tắm rửa bằng xà phòng và nước. Dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ và phải uống ngay lập tức sau khi biết khu vực sống bị nhiễm phóng xạ.

Uống viên i-ốt kali sẽ giảm được 90% nguy cơ nhiễm phóng xạ, liều lượng cần thiết là:

- Tại những khu vực mà người dân hấp thụ i-ốt qua đường ăn uống ở mức bình thường: Một liều tương đương hoặc hơn 30mg.

- Tại những khu vực mà người dân không hấp thụ đủ i-ốt qua đường ăn uống (ví dụ như Pháp, Việt Nam): Dùng từ 50 đến 100mg.

Thực tế, người dân thường được khuyến cáo dùng một liều duy nhất 130mg, tương đương 2 viên nén, hòa tan trong một cốc nước (trẻ em dưới 12 tuổi: 1 viên, trẻ từ 1 đến 36 tháng: 1/2 viên, trẻ mới sinh đến dưới 1 tháng: ¼ 1/4 viên.