Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990.
Cầu ngói Thanh Toàn xây dựng vào năm 1776, do bà Trần Thị Ðạo (một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần) cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.
Cầu được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Cầu đầu tiên được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, đã bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân trong xã đều chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ.
Cầu ngói Thanh Toàn là di tích cấp quốc gia từ năm 1990
Hàng năm có hàng ngàn du khách trong ngoài nước đến ngắm nhìn chiếc cầu có niên đại 238 năm tuổi này
Chiếc cầu thơ mộng, nên thơ này được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu)
Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Là một trong những chiếc cầu thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam. Những đường nét hoa văn trên cầu đã thể hiện rõ điều đó
Năm 1925, vua Khải Ðịnh ban sắc phong trần cho bà Trần Thị Đạo, người có công xây cầu là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò. Nhân dân biết ơn bà nên lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.
Ngồi trên cầu ngói yên bình, thỏa sức ngắm cảnh đẹp của chợ quê Thanh Toàn cùng con sông Như Ý thơ mộng soi bóng mây trời
Cảnh đẹp nơi đây gắn với câu hò Huế nổi tiếng: Ai về cầu ngói Thanh Toàn/Cho em về với một đoàn cho vui
Về cầu ngói Thanh Toàn, du khách còn được gặp những người nông dân thật thà chất phác bao năm làm ruộng, giờ đây trở thành những hướng dẫn viên du lịch. Họ tái hiện lại cảnh sinh hoạt thôn quê ngày xưa.
Du khách có nhiều cơ hội để trải nghiệm việc giã gạo
Sàng gạo
Chằm nón lá…
Ngắm nhìn những con tò he rực rỡ, ngộ nghĩnh
Du khách, đặc biệt là nhiều trẻ em, thanh thiếu niên thành phố được biết đến các vật dụng nông nghiệp, từ cái cuốc cái cày, bừa…
Cho đến cái quạt nước
Hay liềm, rựa, rừu…
Hay tham gia các trò chơi dân gian đầy thú vị như: Bịt mắt đập om
Chơi bài chòi
Trở về ngày xưa cũ với tục ăn trầu cau
Và chụp ảnh lưu niệm thỏa thích cho một chuyến đi thú vị về thăm, tìm hiểu đời sống dân giã ở thôn quê
Và đọng lại trong lòng mỗi du khách một tình yêu quê hương, yêu những gì đã trở thành di sản như cầu ngói Thanh Toàn cổ kính