Cùng với việc mở ra nhiều ưu đãi hơn cho nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cũng đã trình lên Thủ tướng Chính phủ kiến nghị dừng cấp phép các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới năm 2014. Tuy nhiên, quá trình triển khai các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các đô thị gặp rất nhiều khó khăn.
Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm- Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng đề xuất: Nhà nước cần quản lý việc phát triển, xây dựng nhà ở cho công nhân lao động; nên khuyến khích sự tham gia đầu tư của khối tư nhân thông qua mô hình hợp tác công tư để tạo thêm nguồn lực phát triển nhà ở công nhân, thậm chí phải trích một phần từ nguồn thu thuế từ các nhà máy và khu công nghiệp.
|
Ví như nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn
(Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh...) thiếu quỹ đất tại vị trí thuận lợi; nhiều
KCN được hình thành nhưng chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công
nhân; một số địa phương chưa bố trí đủ quỹ đất 20% các khu đô thị mới,
các dự án nhà ở thương mại theo quy định dành để xây dựng nhà ở xã
hội...
Bên cạnh đó, một số cơ chế ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (như hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương...) chưa được quan tâm đúng mức; mức độ ưu đãi phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương nên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
Trao đổi với phóng viên Nông Thôn Ngày Nay, ông Nguyễn Văn Đực - Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành khuyến nghị, cơ quan quản lý cần cho phép chuyển đổi nhanh hơn từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Hiện nay các chủ đầu tư đang nỗ lực thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường, theo đó cố gắng giảm giá thành nhà, xây dựng thêm nhiều nhà ở xã hội. Ông cho rằng, phía cơ quan quản lý phải giúp doanh nghiệp, tại TP.Hồ Chí Minh rất nhiều dự án nhà ở chưa được chuyển đổi.