Trước khi ứng dụng công nghệ Do-nou, 200m đường này được người dân Tân Ước đắp theo phương thức truyền thống nên nền rất yếu, dễ sụt lún, lầy lội vào trời mưa. Với công nghệ Do-nou, nhóm nghiên cứu đã dùng những bao tải dứa có chứa vật liệu thô như đất, cát, đá dăm, phế liệu xây dựng... để khắc phục tình trạng trên. Khi sử dụng bao tải đất đúng quy cách, khả năng chịu tải của nền tăng tới 10% so với kết cấu bê tông, tuổi thọ bao có thể đạt trên 50 năm”.
Việc ứng dụng công nghệ này không đòi hỏi các thiết bị thi công hạng nặng, tận dụng được lao động địa phương và nguồn vật liệu tại chỗ. Do đó chi phí cho xây dựng chỉ bằng 30-50% so với công nghệ xây dựng thông thường và thân thiện môi trường. Công nghệ túi đất đã ứng dụng có hiệu quả ở một số nước như Kenya, Philipin, Papua New Guinea, Tanzania, Uganda...
Ông Nguyễn Đức Toàn- Chủ tịch UBND xã Tân Ước cho biết: “Khi làm xong 100m đường trên, chúng tôi tiến hành cho xe bán tải chạy thử thì thấy không còn bị sụt lún như ban đầu. Chúng tôi muốn áp dụng công nghệ trên diện rộng để cải thiện đường giao thông nội đồng địa phương”. Áp dụng công nghệ Do-nou tuy mới được triển khai ở Việt Nam, nhưng lại rất quen thuộc bởi từ lâu nhân dân ta đã biết sử dụng các bao tải cát để đắp đê, ngăn đập, phòng chống ngập úng. Việc áp dụng công nghệ này không chỉ tận dụng được nhân công, vật liệu, giá thành rẻ mà nó còn rất đơn giản, thân thiện, phù hợp với điều kiện nông thôn.
Minh Hoa