Dân Việt

Hình ảnh chiến mã của Đại tướng trên chiến trường năm xưa

07/05/2014 14:56 GMT+7
Trong chiến tranh, ngựa được sử dụng rộng rãi trong các trận chiến. Ở nước ta, ngựa còn gắn với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Từ truyền thống cưỡi ngựa đánh giặc…

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang cưỡi ngựa thị sát mặt trận trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang cưỡi ngựa thị sát mặt trận trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947

Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đã biết đến ngựa. Ngựa là vật cưỡi của Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) đại phá giặc Ân. Sử sách có chép rằng về chuyện này như sau: Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào thiên binh vạn mã toát lên bá khí cường liệt dị thường, giặc chết như rạ.

Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Thánh Gióng về nhà dập đầu lạy mẹ, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa bay về trời.
img
Ngựa sắt xuất hiện chứng tỏ người Việt ta đã biết dùng sắt thay cho đồng. Việc ngựa sắt phun lửa có lẽ minh chứng cho việc người Việt đã biết dùng hỏa khí khi chiến đấu với quân thù.
Tiếp theo đó, ngựa cũng đã cõng trên lưng không biết bao nhiều anh hùng, chiến sĩ nước ta xông pha trận mạc. Như vào thời nhà Trần, trong chiến tranh với Mông Cổ, bên cạnh voi và thuyền thì ngựa cũng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là dành cho các viên tướng.

Sử cũ còn chép lại viên tướng Lê Phụ Trần trong một trận kịch chiến đã một mình một ngựa lao vào trận địa kỵ binh của quân Mông Cổ và sắc mặt vẫn thản nhiên như không. Hay sau đó Vũ Vương Hiến (Trần Quốc Hiến) dùng kỵ binh truy kích và bắn chết tướng A Bát Xích của Mông Cổ.
Đạo quân của Trần Hưng Đạo đánh chặn quân Nguyên Mông trong cuộc Kháng chiến chống Mông – Nguyên lần hai vào năm 1258, Hưng Đạo Vương xông chém đầu Toa Đô tại trận.
Đạo quân của Trần Hưng Đạo đánh chặn quân Nguyên Mông trong cuộc Kháng chiến chống Mông – Nguyên lần hai vào năm 1258, Hưng Đạo Vương xông chém đầu Toa Đô tại trận.
Sau này vị vua Trần Duệ Tông cũng nổi danh là ông vua xông pha trận mạc trên lưng ngựa và chết anh dũng tại sa trường. Bởi vậy, hình ảnh “da ngựa bọc thây”, như trong Hịch tướng sĩ mà Trần Hưng Đạo đã viết chính là hình ảnh đẹp nhất của các chiến sĩ trên sa trường.

Đến vị Đại tướng cưỡi ngựa thời xe cơ giới

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) thì xe cơ giới và tàu hỏa đã thay thế vai trò của ngựa trong vận chuyển quân và vũ khí. Nhưng ít ai biết được sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, vì điều kiện khó khăn tại chiến khu Việt Bắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại lên lưng ngựa để chỉ huy nhưng vẫn đánh thắng giặc Pháp lẫn bọn can thiệp Mỹ đến “vang vọng năm châu, chấn động địa cầu” trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Tại chiến khu Việt Bắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường cưỡi ngựa để đi thực thi nhiệm vụ của Đảng và Bác Hồ giao phó. Chẳng hạn, vào 11h ngày 2.9.1947, kỷ niệm Quốc khánh lần thứ ba, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cưỡi ngựa đến thăm Đài Tiếng Nói Việt Nam tại chiến khu Bắc Kạn. Tại đây, Tổng tư lệnh đã trực tiếp đọc nhật lệnh truyền đến đồng bào, chiến sỹ cả nước và thế giới.
img
Ngựa thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Ngựa cũng là vật cưỡi của Đại tướng trong các chiến dịch như tại chiến dịch Thu Đông 1947, chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Trần Hưng Đạo (hay chiến dịch Trung du)… Những con ngựa này là những giống ngựa do đồng bào dân tộc ở chiến khu Việt Bắc quyên tặng cho cách mạng và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí của Người sử dụng khi đi vượt suối, vượt đèo và thị sát mặt trận.
Chiến dịch Trần Hưng Đạo hay có tên gọi khác là chiến dịch Trung du. Đây là một trong ba chiến dịch lớn trong Đông – Xuân 1950 – 1951. Trong ảnh là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang cưỡi ngựa thị sát mặt trận.
Chiến dịch Trần Hưng Đạo hay có tên gọi khác là chiến dịch Trung du. Đây là một trong ba chiến dịch lớn trong Đông – Xuân 1950 – 1951. Trong ảnh là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang cưỡi ngựa thị sát mặt trận.
Ngựa cũng được sử dụng để thồ các quân nhu và gạo trong nhiều chiến dịch và các trận đánh thời kỳ 1947 – 1954, đặc biệt là tại Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ Lai Châu về lòng chảo Điện Biên Phủ).

Như vậy, có thể nói hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cưỡi ngựa thị sát mặt trận và đoàn ngựa thồ hàng trong các chiến trận với quân Pháp mãi mãi là một biểu tượng anh hùng không thể nào xóa nhòa trong tâm trí nhân dân Việt Nam.