Ngôi mộ này được phát hiện tại một nghĩa trang ở thị trấn Kamien Pomorski, Ba Lan có niên đại từ thế kỷ 16. Những đặc điểm kỳ lạ của ngôi mộ khiến các nhà khoa học phỏng đoán đây có thể là cách để người dân lúc bấy giờ chống lại “ma cà rồng”, một sinh vật huyền bí từng ám ảnh con người thời Trung Cổ trong nhiều thế kỷ.
Miệng hài cốt bị chèn gạch để không thể cắn, hút máu người.
Thời điểm thế kỷ 16 cũng trùng hợp với thời gian khi mà người dân ở nhiều vùng thuộc Trung Âu thời điểm đó lo sợ ma cà rồng có thể từ cõi chết trở về và “hút máu họ”. Việc đóng cọc vào chân và chèn gạch vào miệng như thế được tin để ngăn chặn không cho ma cà rồng trỗi dậy lên mặt đất và hút máu.
“Ban đầu chúng tôi nghĩ ông ấy bị thương ở chân. Nhưng tìm hiểu kỹ chúng tôi nhận thấy đó là một lỗ thủng do có ai đó đục. Miệng có một miếng gạch chèn vào, có lẽ để ngăn cho ma cà rồng không dùng răng để cắn vào nạn nhân”, lãnh đạo nhóm nghiên cứu nhà khảo cổ Slawomir Gorka nói.
Chân cũng bị đóng cọc để không thể lên được mặt đất.
Trước đây vài năm, người ta cũng từng phát hiện thấy một số ngôi mộ “ma cà rồng” tương tự như thế này. Nhiều người tin rằng, những ngôi mộ thuộc loại này có phổ biến ở khu vực Kamien Pomorski ở giai đoạn thế kỷ 13-17.
Tại khu vực này người dân thường tin theo một số tín ngưỡng cho rằng, nếu ai đó khi sống xấu xa thì có thể biến thành ma cà rồng sau khi chết. Để ngặn chặn họ biến thành ma cà rồng thì phải đâm vào ngực một thanh sắt hoặc thanh gỗ trước khi chôn cất. Thậm chí răng của những người này của bị loại bỏ khi chôn.
Một cảnh đóng cọc gỗ vào tim ma cà rồng trong bộ phim kinh dị Horror of Dracula.
Được biết, niềm tin vào ma cà rồng phổ biến ở khắp vùng Bulgaria và các khu vực khác của Trung Âu suốt thời Trung Cổ. Những kẻ nghiện rượu, trộm cắp hay giết người đều có khả năng trở thành ma cà rồng. Niềm tin này còn được dựng thành bộ phim kinh dị về ma cà rồng chúa Dracula vào năm 1958.