Theo
Bloomberg, sau nhiều năm tập trung vào giải quyết các mối đe dọa ly khai trên quốc đảo với chiều dài bằng khoảng cách từ New York đến Alaska, gần đây Indonesia đã có kế hoạch triển khai máy bay trực thăng tấn công để đảm bảo an ninh phía nam Biển Đông và mở rộng sức mạnh hải quân của mình.
Một trong những ứng cử viên Tổng thống Indonesia trong đợt bầu cử vào tháng 7 tới, ông Joko Widodo, đại biểu thuộc Đảng Dân chủ tranh đấu Indonesia đã đặt ra mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng lên tới 1,5% GDP của nền kinh tế trong 5 năm. Nếu trở thành hiện thực thì đó sẽ là số tiền chi lớn nhất cho quốc phòng ở Đông Nam Á.
Hải quân Indonesia canh gác ở Nusa Dua, Bali. Ảnh: Bloomberg
Sự thay đổi chiến lược của Indonesia diễn ra trong khi Trung Quốc có những hành động gây hấn trên biển với Philippines và Việt Nam, những nước cùng là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu trong vùng biển của Việt Nam trong tháng này diễn ra sau những tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên bãi cạn Scarborough.
>> Hai máy bay truy đuổi UFO trên không phận Trung Quốc?Chuyên gia Tim Huxley, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế tại Singapore, nhận xét: “Trọng tâm chi tiêu quốc phòng của Indonesia đang thay đổi để đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Indonesia cho rằng, Biển Đông không thể trở thành một cái hồ của Trung Quốc và cần phải duy trì tự do hàng hải ở đây. Điều đó đã tác động đến chi tiêu và mua sắm quốc phòng của Indonesia”.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây ở Jakarta, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin thông tin, Quân đội Indonesia sẽ phát triển khoảng 40% thành phần lực lượng thuộc “Lực lượng cần thiết tối thiểu (MEF) vào năm 2029 để bảo vệ lãnh thổ của đất nước và trang bị thêm các vũ khí như xe tăng, tàu ngầm, máy bay trực thăng và chiến đấu cơ. Hiện Chính phủ Indonesia đang tìm kiếm để trang bị cho MEF 274 tàu hải quân, 10 phi đội chiến đấu và 12 tàu ngầm điện-diesel loại mới.
>> Tàu vận tải Nhật Bản chở binh sĩ Mỹ, Australia sắp tới Biển Đông“Chúng tôi làm như vậy một phần để duy trì sự ổn định và hòa bình khu vực, và để làm được điều đó thì chúng tôi chắc chắn phải có lực lượng để hỗ trợ sức mạnh trong khu vực”, Thứ trưởng Sjamsoeddin cho biết mục đích của việc phát triển MEF.
Tuy chưa có những tuyên bố chính thức đối với hành động gây hấn của Trung Quốc với các nước làng giềng trên Biển Đông, nhưng trong những tháng gần đây, Indonesia đã lên tiếng cho rằng, bản đồ 9 đường của Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông đã xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Thậm chí trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tỏ rõ thái độ muốn có một lời giải thích về tấm bản đồ này của Trung Quốc và sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc trợ giúp để làm sáng tỏ vấn đề.
>> Mỹ dùng "độc chiêu" để kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương?Đối với đảo Natuna, trong tháng 3,
Tạp chí quốc phòng Jane tiết lộ, Indonesia sẽ triển khai trực thăng tấn công Apache tới đây, như là một biện pháp ưu tiên để ứng phó với tình hình bất ổn của Biển Đông. Sau những hành động gây căng thẳng trên Biển Đông gần đây của Trung Quốc, “lực lượng vũ trang Indonesia sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của họ trên quần đảo Natuna, gồm cả việc chuẩn bị cơ sở vật chất để làm nơi đồn trú của các máy bay chiến đấu”, chuyên gia Ian Storey tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết.
Được biết, Indonesia vốn là một quốc đảo nhưng lại xây dựng cơ cấu quân đội cân bằng giữa các lực lượng trên đất liền, hải quân và không quân. Chi tiêu quốc phòng trước đây cũng khá khiêm tốn chỉ chiếm dưới 1% GDP , thấp hơn so với 3-4% ở một số nước ASEAN khác. Nhưng trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng của nước này đã tăng lên 7,1 tỷ USD, cao hơn nhiều so với năm 2012 (6,27 tỷ USD).