Dân Việt

Những “bóng hồng” phía sau ngư dân bám biển Trường Sa

06/06/2014 07:55 GMT+7
Khi những người chồng đang kiên nhẫn bám biển Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia thì những người phụ nữ ở huyện đảo Lý Sơn vẫn ví bờ biển quanh đảo là “cánh đồng” để tìm kiến những sản vật của biển.
img
Đảo Lý Sơn có diện tích gần 10 km vuông và được hình thành trên sự phun trào của 5 ngọn núi lửa thời tiền sử và ngày nay, dấu tích còn để lại là những vỉa dung nham tạo thành bờ biển bao bọc quanh đảo.
img
Từ ngày 13 – 18 âm lịch hàng tháng khi thủy triều rút xa bờ tạo thành “cánh đồng” dung nham là nơi trú ẩn và phát triển của nhiều loại thủy sản đặc hữu chỉ có ở huyện đảo Lý Sơn.
img
Người dân Lý Sơn chỉ cần những vật dụng đơn giản như bao tải, liềm là có thể ra biển nhặt nhạnh những sản vật như ốc, rong, rau đông, nhím biển
img
Khai thác rau đông
img
Rau đông là loài thuộc họ tảo phát triển nhiều ở những rạn dung nham núi lửa ở Lý Sơn
img
Mỗi ngày Chị Phạm Thị Lý thu hái được khoảng 30 cân rau đông bán cho thương lái đượng khoảng 100 nghìn đồng.
img
Bàn tay ngâm nước lâu nên trắng bợt nhưng những người phụ nữ này vẫn kiên trì với công việc vủa mình.
img
Chị Phạm Thị Lý ở xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn) cho biết: “Chồng chúng tôi đi dong thuyền đi đánh bắt xa bờ, phụ nữ thì ở nhà trồng hành tỏi và thu lượm để phụ thêm kinh tế gia đình”.
img
Công việc của chị Lý hàng ngày cũng thu được khoảng 100 nghìn đồng.
img
Chính những sản vật như rau đông, ốc cừ... được chế biến thành những món ăn như gỏi rau đông, ốc cừ xào xả ớt, cháo nhím biển đậm đà mang phong vị rất riêng chỉ có ở Lý Sơn.
img
Nhím biển là một loài thủy sản phát triển nhiều ở những vữa dung nham quanh đảo Lý Sơn.
img
Ở những nơi xa bờ, người dân Lý Sơn phải dùng kính lặn
img
Một ngày thu hái ở sản vật ven bờ của người dân huyện đảo Lý Sơn thường bắt đầu từ 15h và kết thúc khi mặt trời lặn.
img
Thành quả là một bao tải sản vật của biển sau một ngày lao động.
img
Cuối ngày, thương lái đến thu mua sản vật ngay tại bờ biển.