Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, bất ngờ phối hợp cùng với một số đơn vị của Quân khu 5 tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là trang chói lọi trong lịch sử nước nhà, là tiền đề để ngày hôm nay chúng ta tiếp tục giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (năm 1988 còn gọi là đảo Trường Sa)
Tháng 5.1988, Bộ Quốc phòng cùng với Quân chủng Hải quân tổ chức một chuyến ra thăm Trường Sa trên 2 tàu 861, 961, nhân dịp 13 năm giải phóng Trường Sa và ít ngày sau chiến sự Gạc Ma 14.3.1988.
Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết Thái, khi ấy là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan, lãng mạn vô cùng”.
39 năm sau khi giải phóng quần đảo Trường Sa, đời sống của những chiến sĩ nơi đây bớt thiếu thốn, khó khăn hơn. Ngược dòng thời gian 26 năm trước, những bức ảnh của nhà báo Nguyễn Viết Thái đã ghi lại đời sống của những người lính đảo ngày ấy, tháng 5.1988.
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả hình ảnh về người lính đảo của nhà báo Nguyễn Viết Thái.
Ngày 4.5.1988,khởi hành từ Cam Ranh (Khánh Hòa) trên 2 tàu 961 và 861.
Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay phim, văn công, nhạc sĩ và
một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở Đại tướng Lê Đức Anh (khi
ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Đô đốc Giáp Văn
Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan cao cấp của các binh chủng.
Sau hành trình hơn 250 hải lý, đến 8 giờ ngày 6/5, đoàn đến điểm đầu
tiên của chuyến công tác, đó là đảo Đá Lát. Tại đây, nhà báo Nguyễn Viết
Thái đã chụp được bức ảnh này và đặt tên là “Chiến sĩ trẻ trên đảo Đá
Lát”. “Đây là một trong những bức hình tôi tâm đắc nhất chuyến đi, vì nó
thể hiện được sự lạc quan của những người lính trẻ trước nắng cháy đảo
xa và vô vàn hiểm nguy nơi đầu sóng, ngọn gió” - Nhà báo Nguyễn Viết
Thái chia sẻ.
Điểm đến tiếp theo là đảo Trường Sa Lớn (khi ấy còn gọi là đảo Trường Sa).
Những người lính đào công sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu luôn được đề cao,…
…điều đó thể hiện ở những bữa cơm vội vã ngay trên mâm pháo như thế này.
Tháng 5.1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh – hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.
Đại tướng Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương
(ngoài cùng, bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan
Vinh.
Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh dùng lưới bắt cá.
Toàn cảnh đảo Thuyền Chài. Từ trái qua là nhà cao chân (cách gọi của
lính đảo), làm bằng gỗ với các chân bằng gỗ, rộng chừng 30m
2, lợp mái
tôn, sàn ghép gỗ. Tiếp theo là nhà lâu bền thế hệ đầu tiên, làm bằng đá
chẻ. Cuối cùng là một chiếc xà lan (anh em lính đảo khi ấy thường gọi là
pông – tông), được neo chặt xuống rặng san hô bằng nhiều chiếc mỏ neo,
mỗi cái nặng 1 tấn. Trên pông-tông có khoang chứa thực phầm, không gian
sinh hoạt và nhiều dụng cụ khác.
Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài, được tổ chức trên pông-tông của đảo.
Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.
Lính đảo giải trí và tránh cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao
chân trên đảo Thuyền Chài. Giải trí khi đó chỉ có nghe băng cát-xét,
đánh đàn hoặc đọc thư, đọc báo… “Mỗi tờ báo ra đến đảo là anh em chuyền
tay nhau đọc đến nát tờ báo vì cả năm mới có vài chuyến tàu ra thăm đảo
đem theo thực phẩm, thư từ, sách báo…” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái nhớ
lại.
Mỗi chuyến thăm đảo đều có các đội chiếu video đi theo để phục vụ lính
đảo. Xem video thời đó là một món giải trí “xa xỉ” của các chiến sĩ
Trường Sa.
Lau chùi, bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt và sóng biển ầm ào của Trường Sa.
Anh em chiến sĩ các đảo chìm khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao
chân như thế này. “Chẳng khác gì một chiếc lá mong manh trước bão tố,
sóng dữ đại dương” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái miêu tả. Ảnh chụp tại đảo
Đá Đông, tháng 5.1988.
Sau nhà cao chân, một số đảo, điểm đảo được sự quan tâm, đầu tư của Đảng
và Chính phủ để xây dựng nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ nhất).
Trong ảnh: Xây dựng nhà đá chẻ tại đảo Tiên Nữ.
Anh em chiến sĩ công binh tắm rửa sau 1 ngày trần mình dưới nắng cháy và
sóng biển. Ở Trường Sa khi ấy, tắm nước ngọt là một điều xa xỉ…
… và những bữa cơm đạm bạc để chuẩn bị cho một ngày mai căng mình với đá hộc, nắng cháy.
Cố nhạc sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài hát “Mưa Trường Sa”)
và ca sĩ Thanh Thanh – đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ
Trường Sa nghe bên mâm pháo.
Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát, vừa tranh thủ khâu áo cho anh em lính đảo.