Ông Schwarck nói rằng thời điểm Trung Quốc quyết định hạ đặt giàn khoan rất đáng chú ý. Nó xảy ra
sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du đến Đông Á, nơi ông đã đưa ra hàng loạt cam
kết mạnh mẽ về an ninh, như những đảm bảo về an ninh cho Nhật Bản, hay một thỏa thuận hợp tác quân
sự với Philippines.
Giàn khoan HD-981. (Nguồn: China News)
Như vậy, quyết định của Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở Biển Đông xét ở khía
cạnh nào đó có thể là một phản ứng theo kiểu "vỗ mặt" Chính quyền Washington nhằm chứng minh rằng
Bắc Kinh không bị ngăn cản bởi những cam kết an ninh của Mỹ.
Theo ông Schwarck, Trung Quốc muốn khẳng định họ vẫn duy trì khả năng đẩy căng thẳng ở Biển Đông
leo thang tùy theo ý định của mình.
Ông
Edward Schwarck - Giám đốc Chương trình châu Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng
gia Anh. (Ảnh: Huy Hiệp/Vietnam+)
Ông Schwarck cũng cho rằng có lẽ còn tương đối sớm khi đề cập đến những ý đồ lâu dài của Trung
Quốc ở Biển Đông nếu xem xét bối cảnh họ hạ đặt giàn khoan dầu mới này.
Tuy nhiên, đây có thể là
một phần của chiến lược mà Trung Quốc đang triển khai nhằm thực hiện những bước đi có lợi, từ đó
thúc đẩy việc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.
Hành động kiểu này của Trung Quốc tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam và các bên có
tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Theo học giả này, xét dưới nhiều góc độ khác nhau thì những tuyên bố hoặc quyết định triển khai
hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông đều đi ngược lại với chính sách hiện nay của Chính phủ Trung
Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chính phủ của ông Tập Cận Bình đề ra chính sách thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và tin cậy với các
nước láng giềng ở Biển Đông. Và cũng xét dưới nhiều khía cạnh khác, thì vụ việc mới nhất này phản
ánh những mâu thuẫn trái ngược nhau trong sâu thẳm chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam
Á.