Điều đặc biệt làm cho cây gậy trúc này trở thành bảo vật là do cụ đã khắc ghi bài thơ tự tuyệt Vạn Thọ vào đầu gậy trúc:
“Nhật vật kỳ lai hữu nhất thân/Nhất thân hoàn hữu nhất càn khôn/Sanh tri vạn vật bị ư ngã/Khẳng bả tam tài biệt lập côn”.
Lộc xuyên Đặng Qúi Địch dịch thơ: Gậy này chỉ có một thân thôi/Thân một, càn khôn hội cả đôi/Muôn vật nuôi ta, ta biết thế/Tam tài cầm gọn đứng riêng nơi.
Dưới thời quân chủ chuyên chế ít người dám làm thơ táo bạo như thế. Từ xưa, trúc được chọn làm biểu tượng cho người quân tử…
Đến nay nhiều cảnh, vậy gắn với ký ức về Cụ vẫn còn, Cổng vào Hương Thảo Thất (tuy do thời gian nên trụ cổng đã bị nghiêng); Ao sen bên cổng, miếu thờ thổ địa và bà hỏa, cây vạn tuế 3 ngọn và cây nhãn do cụ trồng vẫn còn sống; và cổng vào làng Vinh Thạnh. Cổng này được xây dựng một năm sau khi cụ qua đời, xây vào năm 1908 với chiều cao 4m, rộng 3m, trên biển đề Vinh Thạnh Lý Môn bên ngoài và bên trong bằng tiếng Pháp. Ngoài việc xây Lý môn, dân làng Vinh Thạnh đã tạo thần vị cụ để thờ tại đình làng.
Cụ Đào Tấn có hai bút hiệu lấy Mai làm tên là Mộng Mai và Mai Tăng. Trước khi qua đời, cụ đã chọn nơi gởi gắm tro cốt trên núi Hoàng Mai: "Mai sơn tha nhật tàng Mai cốt/Ứng hữu mai hoa tác mộng hồn!"
Cụ mất vào ngày Rằm tháng 7 năm Đinh Mùi 1907 tại làng Vinh Thạnh, Tuy Phước, Bình Định. Thường hàng năm vào ngày này tại Đình làng thường tổ chức hát bội để tưởng nhớ đến hậu tổ tuồng hát bội.
Lúc làm quan cụ được vua Tự Đức ban ngự chế, và vị quan có tấm lòng với sĩ phu yên nước, với nghệ thuật hái bội. Nói tới cụ là nhớ tới hát bội, nói tới hát bội phải nhắc tới cụ. Cụ xứng đáng là nhà văn hóa lớn của dân tộc “vì nước vi dân một tấm lòng”. (Tài liệu tham khảo Mai Viên cố sự của Đặng Quí Địch)
Cổng vào làng Vinh Thạnh một mặt đề chứ Hán, một mặt đề tiếng Pháp.
Đình làng Vinh Thạnh nơi cụ Đào Tấn được tạo thần vị để thờ .
Chắt cụ Đào là ông Đào Tụng Phi với chiếc gậy trúc.
Bài thơ Vạn Thọ trên đầu gậy trúc .
Cổng vào ao sen vào nhà cụ Đào.
Miếu thờ trong vườn nhà cụ Đào, một bên thờ thổ địa, một bên thờ bà hỏa.
Cây vạn tuế 3 ngọn do cụ trồng.
Cây nhãn cụ đem về từ Huế vẫn còn sống.
Ông Đào Tụng Phi nói về bài thơ trên cây gậy trúc.
Tượng cụ Đào Tấn tại Bảo tàng tổng hợp Bình Định.
Mộ cụ Đào Tấn trên núi Hoàng Mai.