Nhưng do có sự chỉ đạo sát sao, linh hoạt, kịp thời của các cấp, các ngành và tinh thần chủ động, sáng tạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh của bà con nông dân nên vụ xuân năm nay Hà Nội vẫn được mùa, năng suất ước đạt: 61 tạ/ha. Hòa chung với niềm vui được mùa của nông dân cả thành phố có niềm vui riêng của đa số nông dân sử dụng phân bón NPK Văn Điển bón cho diện tích lúa của nhà mình.
Bà Nguyễn Thị Thoa- Trưởng phòng trồng trọt Sở NNPTNN Hà Nội cho biết: “Đối phó với diễn biến của thời tiết chủ trương của Sở chỉ đạo cấy lui lại chậm nhất đến ngày 5.3.
Để khắc phục tình trạng thời tiết rét, âm u kéo dài lúa lên chậm nông dân sốt ruột bón bổ sung dẫn tới thừa đạm làm lúa dễ bị đổ non và dễ nhiễm sâu bệnh nhất là bệnh đạo ôn, bạc lá, ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo hạn chế bón bổ sung phân bón nhất là phân đạm, bón lót và thúc bằng phân đa yếu tố NPK nhất là NPK Văn Điển.
Đến nay diện tích được bón phân NPK sâu bệnh ít, năng suất cao do cây lúa được cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối góp phần làm cho cây lúa khỏe, tăng cường khả năng quang hợp khi thời tiết ít nắng kéo dài”.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa có 2 loại: Phân bón lót và phân bón thúc. Trong 2 loại phân trên những vụ xuân nào rét nhiều, âm u kéo dài thì lân và kali rất cần thiết và nên bón nhiều hơn. Mg có tác dụng thúc đẩy quang hợp khi thời tiết ít nắng, Si (Silic) làm cứng cây tăng cường khả năng chống đổ.
Nên những diện tích lúa xuân được bón đủ phân lót và phân thúc NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa như trên ngoài năng suất tăng, còn hạn chế bị đổ và ít bị bệnh bạc lá. Các huyện phía nam của Hà Nội như: Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa đa số diện tích cây trồng trong đó có lúa sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển.
Ông Đào Xuân Quân - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai cho biết: “Phân Văn Điển chậm tan, cây lúa tốt bền tăng khả năng chống chịu với thời tiết, sâu bệnh. Những diện tích lúa chất lượng Bắc thơm, Hương thơm số 1... do huyện khuyến khích cấy bằng hình thức trợ giá giống được bón NPK Văn Điển bệnh bạc lá gây hại không đáng kể nên góp một phần cho Thanh Oai được mùa”.
Là HTX đã nhiều năm gắn bó với phân bón Văn Điển, ông Lê Viết Hải - Chủ nhiệm HTX Trần Đăng, huyện Ứng Hòa chia sẻ: “Vụ xuân năm nay năng suất lúa tuy không bằng vụ xuân năm ngoái nhưng vẫn là vụ xuân được mùa:
Lúa lai năng suất: 2.3 tạ/sào, khang dân: 2.2 tạ/sào, lúa chất lượng: 1.8 tạ/sào. Diện tích bón phân NPK Văn Điển sau khi cấy lúa thay lá nhanh, đẻ nhánh sớm, cứng cây, lá màu xanh sáng, lá đòng dài vàng lá gừng, sáng quả. Diện tích không bón NPK Văn Điển khi thu hoạch lá nhiều, màu xanh đậm, bông ngắn, hạt nhỏ”.
Ở Hà Nội nhiều diện tích lúa vụ xuân không phải phun thuốc do nhiều năm nay làm tốt công tác BVTV và cũng là do một phần lợi ích của việc bón phân cân đối, không bón phân đơn, chủ yếu dùng phân NPK trong đó có phân NPK Văn Điển nên cấy lúa khỏe, hạn chế sâu bệnh. Ông Vương Đăng Dũng-Trưởng trạm BVTV huyện Ứng Hòa cho hay:
“Đa số diện tích lúa của Ứng Hòa trong vụ xuân này không phải phun thuốc, chỉ phun ổ trên diện tích lúa nếp bị nhiễm đạo ôn. Do vậy chi phí phòng trừ sâu bệnh rất ít nhưng vẫn an toàn sâu bệnh. Để có được như vậy vì làm theo phương pháp IPM nguyên tắc đầu tiên là trồng cây khỏe mà bón phân NPK Văn Điển có tỷ lệ chất dinh dưỡng cân đối giúp cho cây lúa khỏe sẽ giúp giảm được số lần phun thuốc”.
Ngược lên các huyện phía bắc Hà Nội vụ xuân các huyện này được mùa lớn hơn các huyện phía nam. Huyện Phúc Thọ có diện tích cấy lúa Xuân trên 4.300ha, năng suất 64.1 tạ/ha. Ông Khuất Văn Khoa -Chủ nhiệm HTX Phụng Thượng, Phúc Thọ chia sẻ:
“Do chưa hiểu biết nhiều về phân Văn Điển, năm 2013 được huyện hỗ trợ để làm mô hình trình diễn phân NPK Văn Điển bón cho lúa. Kết quả bón phân Văn Điển hiệu quả tăng rõ rệt. Vụ xuân này diện tích bón phân NPK Văn Điển tăng gấp đôi chiếm 1⁄4 diện tích lúa cả xã. Bón phân Văn Điển lúc đầu nông dân hơi sốt ruột vì lúa lên chậm nhưng càng về sau lúa càng tốt, lúc thu hoạch, lúa óng cây, bộ lá xanh bền, quả chắc và sáng quả”.