Trung Quốc huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh: CSBVN |
Bài phân tích của tiến sĩ Kapila viết: Bắc Kinh cũng không thể giải thích tại sao họ "sáp nhập" Tây Tạng năm 1950 mà phải đợi 20 năm sau mới "sáp nhập" (thực tế là xâm lược) Hoàng Sa, 14 năm tiếp theo để "sáp nhập" Trường Sa bằng vũ lực. Và phải mất 60 năm, họ mới tuyên bố Biển Đông là "lợi ích quốc gia cốt lõi"?
Rõ ràng gần đây khi tuyên bố Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", Trung Quốc đang nhằm mục đích đồng bộ hóa tham vọng phi nước đại chiến lược để trở thành một trung tâm quyền lực ở Tây Thái Bình Dương. Thôn tính Hoàng Sa và tiếp theo là Trường Sa là bước mở đường cho quá trình này.
Bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, tránh vũ lực, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng yêu sách đường lưỡi bò của họ mà cho đến nay vẫn không có tọa độ chính xác.
Quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông phải đối mặt với khó khăn thực tế rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ có một phần nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, bởi tính toán chiến lược của họ là sau khi thôn tính được Hoàng Sa, Trường Sa sẽ thống trị hiệu quả toàn bộ Biển Đông.
Hành động khiêu khích của Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn tiếp tục mà không hề suy giảm từ lúc họ phát động chiến tranh xâm lược cho đến nay, bằng chứng là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua.
Vụ Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam đã đi vào tiềm thức khu vực và quốc tế như một ví dụ điển hình trong xu hướng của Bắc Kinh muốn sử dụng lực lượng quân sự để khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên cái gọi là "căn cứ lịch sử" của họ.
Bắc Kinh tiếp tục tạo thêm các nguy cơ xung đột ở Biển Đông sau khi chính thức công bố đường lưỡi bò và mở rộng các điểm chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Do đó, Trung Quốc ngày nay không chỉ còn xung đột với Việt Nam ở Hoàng Sa hay Trường Sa, mà còn với Philippines, Malaysia và Brunei.
Chính những điều này đã tạo nên chiến lược chống lại (sự bành trướng, khiêu khích của) Trung Quốc trong các nước láng giềng. Căng thẳng Biển Đông không chỉ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng mà còn giữa Trung Quốc với Mỹ khi Washington xem tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia. Mỹ đã có kế hoạch quân sự dự phòng tại chỗ để đối phó với bất kỳ xung đột vũ trang nào trên Biển Đông.
Một thực tế có thể kiểm chứng là Trung Quốc chống lại bất kỳ quy trình giải quyết xung đột nào phát sinh từ Hoàng Sa, Trường Sa mà làm giảm tính toán chiến lược phòng thủ và tấn công của họ để mở rộng các khu vực kiểm soát (bất hợp pháp) tiến tới mở rộng ra toàn bộ Biển Đông. Ngay cả khi dưới áp lực lớn Trung Quốc buộc phải chấp nhận quy trình giải quyết xung đột đa phương ở Biển Đông thì vẫn có nguy cơ Bắc Kinh sẽ lại sử dụng chiến thuật trì hoãn các cuộc thảo luận và tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động chiến lược và quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông.