Dân Việt

Cua hoàng đế “khủng” kì lạ tới mức nào?

Hồng Thu (TH) 29/07/2014 15:59 GMT+7
Cua hoàng đế (King crab), vốn là sinh vật sống trong vùng đáy cát ở rạn san hô. Chúng chỉ sống ở những vùng biển nước rất lạnh và sâu từ 200-400m như Alaska (Mỹ) hay vùng Viễn Đông (Nga).

Cua hoàng đế tuy cũng thuộc họ nhà cua nhưng khác hẳn các loài cua thông thường khác.

Ngoài 2 càng như cua thông thường, loài này chỉ có 6 cẳng chứ không phải 8 cẳng như cua thường; ngoài ra cái yếm của cua hoàng đế khá dài và không quặp vào bụng như cua thường mà cứ để dài lê thê như đuôi tôm, vì thế nhiều người còn gọi cua hoàng đế là loài “đầu cua đuôi tôm”.

img 

Loài cua hoàng đế ăn tạp, thức ăn của nó là các động vật nhỏ thuộc nhóm cầu gai, thân mềm, giáp xác, giun biển và cá. Chúng thường phù hợp với sinh cảnh đáy cát vùng rạn san hô vì nơi đó giàu thức ăn.

Cũng khác với bọn cua thường, cua hoàng đế non không cần vào vùng cửa sông nước lợ đào hang lột xác – nó chỉ sống ở biển.

img 

Cua hoàng đế có thể sống cả ở vùng nước lạnh sâu đến 70 m như ở biển New Zealand, miễn sao có đáy cát để nó vùi thân bởi chúng có tập tính sống vùi thân trong cát nên nó không có 2 cái mái chèo để bơi như cua thường.

Vào cuối đông đầu xuân là lúc cua hoàng đế sinh sản. Con cái thường mang 2 túi trứng, mỗi túi chứa chừng 120.000 trứng.

Con cái bắt đầu trưởng thành vào khoảng 2 năm tuổi với chiều dài mai cua khoảng 7,0 – 7,5 cm, nặng chừng 150 gr/con.

 

Cua hoàng đế cái thường có chiều dài mai khoảng 11 cm, con đực to hơn chút, khoảng 14 cm. Để đạt được kích thước như vậy, chúng cần sống 10 năm.

Ở Úc và New Zealand, cua hoàng đế thương mại thường là cua đực. Người ta không đánh bắt cua cái đang mang trứng và vào mùa vụ sinh sản chính để chúng con sinh sản.