Theo phi công người Đức kiêm chuyên gia hàng không Peter Haisenko, chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines không bị bắn rơi bởi tên lửa mà trúng đạn từ máy bay chiến đấu Su-25.
Dựa trên những bức ảnh chụp từ buồng lái của chiếc máy bay, chuyên gia này tuyên bố: "Có nhiều dấu vết cho thấy rõ ràng rằng, buồng lái có khả năng bị đạn pháo tấn công. Có thể nhậnthấy rõ những lỗ thủng tròn như bị trúng đạn (trên các mảnh vỡ còn sót lại của MH17) là hậu quả của loạt đạn từ khẩu pháo 30-mm".
Báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng cho biết, có nhiều vết thủng lỗ chỗ trên 2 mảnh thân của chiếc máy bay xấu số MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Ông Michael Bociurkiw, thành viên của nhóm quan sát viên OSCE mô tả, những lỗ thủng trên thân máy bay tương tự "những vết đạn do một khẩu súng máy gây ra".
Vết thủng lỗ chỗ trên thân máy bay.
Hơn nữa, OSCE cũng không tìm thấy chứng cứ liên quan đến tên lửa đất đối không trên những mảnh thân của MH17. Nhóm điều tra quốc tế cùng với các thành viên của OSCE tỏ ra không chắc chắn rằng, liệu chiếc máy bay có bị tên lửa bắn trúng như giả thuyết của chính quyền Kiev, Mỹ và phương Tây hay không.
Điều này dẫn đến giả thuyết, MH17 bị chiến đấu cơ Su-25 của Ukraine bắn rơi. Trên thực tế, tại thời điểm thảm kịch này xảy ra, nhiều nhân chứng cho biết, họ trông thấy một chiếc Su-25 của quân đội Ukraine trong khu vực.
Liệu có phải chiếc máy bay chiến đấu Su-25 của quân đội Ukraine là thủ phạm gây ra thảm kịch MH17?.
Bộ Quốc phòng Nga cũng từng khẳng định, tại thời điểm MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines gặp nạn, có một chiếc chiến đấu cơ Su-25 của quân đội Ukraine bay ngay cạnh.
Ngoài ra, hãng tin BBC của Anh cũng từng xác nhận thông tin trên sau khi phỏng vấn nhiều nhân chứng.