Don Cornwell, người điều hành chương trình liên lạc tới Mặt trăng bằng tia laser cho hay: "Tốc độ này nhanh hơn gấp 6 lần so với hệ thống sóng vô tuyến (radio) hiện đại nhất."
Hiện nay, NASA vẫn liên lạc với vệ tinh bằng hệ thống sóng vô tuyến. Công nghệ này đã được cải tiến và phát triển theo thời gian nhưng đã dần đi đến giới hạn và bộc lộ những điểm yếu như thường bị nhiễu nghiêm trọng vì tình trạng quá tải trên băng tần sóng, phụ thuộc vào điều kiện khí quyển, … trong khi NASA đang nhanh chóng đẩy mạnh truyền tải dữ liệu.
Mô phỏng quá trình truyền dữ liệu giữa Trái đất và một tàu vũ trụ quay quanh Mặt trăng. Ảnh: NASA
Khả năng truyền dẫn dữ liệu của laser từ lâu đã được chứng minh. Hơn nữa tia laser có thể được phát dưới dạng một chùm tia hẹp và ăng-ten phát cũng nhỏ hơn so với ăng-ten radio với cùng cường độ tín hiệu. Đầu phát và đầu thu tia laser nhỏ hơn sẽ tiết kiệm nhiều chi phí chế tạo. Thêm vào đó, độ hẹp của chùm tia laser cũng mang lại tính bảo mật.
NASA cho biết, truyền thông tin bằng tia laser có nghĩa là độ phân giải hình ảnh sẽ tốt hơn và có thể truyền tải video 3D về Trái đất từ không gian sâu.
Ông Cornwell nói: "Băng thông 622Mb/s có thể hỗ trợ tới 30 kênh video HD từ Mặt trăng. NASA không có kế hoạch thiết lập mạng cáp tivi riêng. Chúng tôi chỉ muốn sử dụng băng thông để gửi nhiều hơn nữa những hình ảnh có độ phân giải cao và video về các chuyến bay trong không gian của con người."
Đối với chương trình trình diễn khả năng liên lạc bằng laser với vệ tinh Mặt Trăng gọi tắt là LLCD, dữ liệu được truyền từ một trạm mặt đất ở New Mexico tới tàu vũ trụ thăm dò khí quyển Mặt trăng, hiện đang quay quanh hành tinh này. NASA dự kiến sẽ ra mắt hệ thống truyền thông bằng laser (LCRD) vào năm 2017.
"LCRD sẽ kiểm tra khả năng chuyển tiếp dữ liệu từ một trạm mặt đất tại White Sands, New Mexico, Mỹ và một trạm khác tại Phòng thí nghiệm động cơ đẩy của NASA qua một thiết bị truyền thông laser trong quỹ đạo địa tĩnh", đang nằm phía trên Trái đất 35.405,568km.