Cây trồng chuyển gene (Genetically Modified Crop, viết tắt: GMC) là loại cây trồng được lai tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kỹ thuật di truyền, công nghệ gene hay công nghệ DNA tái tổ hợp, để chuyển một hoặc một số gene chọn lọc để tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn. GMC đã xuất hiện cách đây gần hai thập kỷ.
Kể từ lần đầu tiên được trồng vào năm 1996, tính đến hết năm 2013 diện tích canh tác cây trồng biến đổi gene trên toàn cầu đã hơn 175,2 triệu ha, tăng hơn 100 lần so với năm 1996. Đến nay đã có trên 18 triệu nông dân ở 29 nước trồng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, GMC cũng trở thành chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu và cả ở Việt Nam về lợi ích của nó lại, cũng như nguy cơ mà con người chưa biết - như tăng nguy cơ dị ứng, làm nhờn kháng sinh, gây độc cho cơ thể người.
Bên cạnh ngày càng nhiều ý kiến cởi mở, ủng hộ hướng nhìn nhận tích cực về vấn đề cây trồng biến đổi gene, vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn về việc mức độ ứng dụng cây trồng GMC tại Việt Nam, có những ý kiến vẫn tỏ ra nghi ngại về ảnh hưởng của cây trồng GMC với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường, một khi được triển khai đại trà tại Việt Nam và khuyến cáo nên thận trọng, nhất là đối với nhóm cây trồng thực phẩm.
Với mong muốn giúp độc giả có cái nhìn khách quan, cởi mở, đa chiều về vấn đề cây trồng biến đổi gene - vấn đề mà cả thế giới nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đang đặc biệt quan tâm, Trang Trại Việt tháng 8.2014 giới thiệu đến độc giả Tiêu điểm: “Cây trồng chuyyển gene – Cơ hội vượt lên thách thức”.
Cùng với các bài viết về tình hình chung trên thế giới và ý kiến của nông dân, chuyên đề này có trích dẫn ý kiến của nhà quản lý (Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh); ý kiến của tiến sĩ Clive Jame – người sáng lập và Chủ tịch danh dự của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA). Tham gia ý kiến hoặc trả lời phỏng vấn còn có các nhà khoa học uy tín của Việt Nam như GS - TS Trần Hồng Uy - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô; GS - TS Trần Đình Long – Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam; TS Phạm Văn Toản - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam; TS Lê Huy Hàm – Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam; TS Lê Ngọc Báu - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm - nghiệp Tây Nguyên...
Từ góc nhìn thương mại, Trang Trại Việt ghi nhận ý kiến của một số doanh nhân trong lĩnh vực này.
Chuyên đề cũng giới thiệu một số nội dung hỏi đáp thể hiện quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới về thực phẩm biến đổi gene, đồng thời đăng tải một số ý kiến của nông dân Việt Nam và luật sư tư vấn pháp luật về cây trồng biến đổi gene.
Giá mỗi cuốn Trang Trại Việt là 18.000 đồng. Ấn phẩm phát hành toàn quốc vào ngày 15.8.2014.
Mời các bạn tìm đọc!