Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo chung sau hội đàm tại Kiev ngày 23.8. Ảnh: AFP/ TTXVN
|
Đầu tiên, tác giả nhận định bà Angela Merkel có một món quà khá khôn khéo khi tuyên bố tài trợ 500 triệu euro cho để tái thiết cơ sở hạ tầng bị chiến tranh phá hủy tại vùng Donbass. Đức muốn chứng tỏ với cộng đồng người Nga tại miền Đông Ukraine rằng họ không nên chỉ trông chờ vào Moscow mà châu Âu cũng có mặt ở đó để giúp đỡ họ. Đây là một cử chỉ mang đậm tính biểu tượng trước các hành động "cứu trợ nhân đạo" của Nga.
Tuy nhiên,
"Le Monde" cho rằng định mệnh của Ukraine vượt quá khuôn khổ của món quà 500 triệu euro vì cuộc chiến tại miền Đông đã làm sa lầy mọi nỗ lực cải cách. Trên bình diện chính trị, mặc dù Ukraine đã thành công trong việc bầu chọn một vị tổng thống hợp pháp, nhưng Quốc hội lại do các bằng hữu thân tín của cựu tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych chiếm đa số. Trong khi đó, nền kinh tế của Ukraine đang trên đà suy sụp. Tăng trưởng bị co cụm trong năm 2014, đồng tiền bị mất giá.
Trong bối cảnh đó,
Le Monde nhận xét trong cuộc gặp tại Misnk (Belarus), Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, dù được EU "chống lưng" nhưng vẫn trên thế yếu. Hy vọng chấm dứt chiến tranh rất mong manh. Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đây cũng có thể là một dạng "chiến thắng".
Le Monde kết luận, dù hiện nay Nga đã mất Ukraine, nhưng nếu EU có thắng thì cũng phải trả giá rất đắt.
Cũng theo tờ "Le Monde", cuộc nội chiến tại Ukraine đã tạo cơ hội cho "Đức khẳng định mình trên trường quốc tế".
Mở đầu bài viết, "Le Monde" cho rằng kể từ nay, Đức có ý định gánh vác trách nhiệm trên chính trường quốc tế mà không cần phải núp sau vỏ bọc châu Âu. Đây không phải là lần đầu tiên Berlin có động thái này khi bài viết nhắc lại bà Merkel từng đến Bắc Kinh vào tháng 8.2012 để trấn an các doanh nghiệp Trung Quốc về cuộc khủng hoảng đồng euro.
Theo quan sát của "
Le Monde", gần đây bà Merkel và Ngoại trưởng Đức dành phần lớn thời gian cho việc làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine. Mặc dù Thủ tướng Đức vẫn thường xuyên kết hợp với Tổng thống Pháp qua điện đàm về hồ sơ Ukraine, nhưng chính bà Merkel mới là người "cầm trịch".