Theo lực lượng nổi dậy ở Donetsk, ngoài xe tăng, xe bọc thép, quân đội Ukraine còn bị phá hủy gần 190 hệ thống phóng rocket đa nòng, 750 xe tải và 76 kho đạn dược. Đồng thời có 3.600 binh sĩ quân đội chính phủ Kiev bị thương hoặc bị giết chết.
Trong tháng 8.2014, lực lượng nổi dậy cũng đã chiếm quyền kiểm soát rất nhiều ngôi làng gần Luhansk. Tại Donetsk, lực lượng nổi dậy được cho là đã đạt được quyền kiểm soát sân bay, một địa điểm quan trọng bấy lâu nay do quân đội Ukraine trấn giữ trong thời gian dài. Song trong cuộc giao tranh diễn ra lúc 11 giờ tối hôm 2.9 (giờ địa phương) cho đến sáng hôm sau, quân nổi dậy đã giành chiến thắng.
>> XEM THÊM: Lữ đoàn Sói của Ukraine mất trắng xe tăng hiện đại nhất
Khi cuộc giao tranh giữa quân đội Ukraine và lực lượng nổi dậy ở miền Đông đang diễn ra ác liệt, Mỹ cùng các đồng minh trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã quyết định tập trận ở biên giới phía tây Ukraine dự kiến vào ngày 16-26.9 với sự tham gia khoảng 1.000 binh sĩ.
>> XEM THÊM: Phe nổi dậy ở Ukraine đoạt được bao nhiêu vũ khí khủng?
Phía Mỹ cũng sẽ điều các xe tăng hàng khủng cùng 600 binh sĩ tới Ba Lan và các nước Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania vào tháng 10 tới để thay thế lực lượng lính dù ở đang làm nhiệm vụ ở đây. Chính quyền Washington cũng hứa sẽ viện trợ Ukraine 52 triệu USD để mua sắm các thiết bị an ninh không sát thương cùng các thiết bị truyền thông, áo giáp và nhiều thiết bị khác.
Ngoài ra, hiện nay bốn tàu chiến hàng khủng của NATO gồm tàu khu trục USS Ross của Mỹ, tàu Birot của Pháp, tàu HMCS Toronto của Canada và tàu Almirante Juan de Borbon của Tây Ban Nha cũng đang được điều tới Biển Đen, dự kiến sẽ tới đích trước ngày 7.9. Đội tàu này có khả năng sẽ thay thế nhiệm vụ của tàu tình báo Dupuy de Lome của Pháp sẽ rời Biển Đen vào ngày 5.9.
>> Tàu Ukraine trúng đạn pháo chìm trên biển
Những động thái của Mỹ và NATO như vậy được xem như là một đối trọng mang tính răn đe đối với Nga, một nước mà bấy lâu Mỹ và NATO cáo buộc rằng đang có can dự tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.