Tuy nhiên, dù Tokyo đã nới lỏng các hạn chế nhưng chính sách của Nhật Bản trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí vẫn còn rất bảo thủ.
Ngoài ra, một số hệ thống phụ trên các tàu ngầm của Nhật Bản có nguồn gốc nước ngoài, nhiều nhất là các thành phần và công nghệ của Mỹ. Các tàu ngầm của Nhật Bản trang bị tên lửa chống tàu Harpoon của Mỹ. Mỹ cũng tích cực tham gia chế tạo các hệ thống sonar. Nhờ thực tiễn này, Mỹ có khả năng ngăn chặn việc xuất khẩu các tàu ngầm lớp này cho nước khác.
Có chú ý đến các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của tàu ngầm lớp Soryu, chắc là Mỹ sẽ không đồng ý để vũ khí này cho Ấn Độ.
Về phía Nga, họ cung cấp vũ khí chủ yếu cho các quốc gia ngoài phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, vì thế việc xuất khẩu tàu ngầm Soryu không phải là một nguy cơ lớn đe dọa lợi ích của Nga.
Soryu có thể cạnh tranh với các sản phẩm của Pháp và Đức trên thị trường của một số nước. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, tàu ngầm của Nhật Bản đắt tiền hơn so với sản phẩm tương tự của các đối tác châu Âu. Ngoài ra, các doanh nhân châu Âu đã thành lập hệ thống tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng tốt. Như vậy, Nhật Bản chỉ có thể cung cấp tàu ngầm chỉ riêng cho các quốc gia tương đối lớn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương - các đồng minh của Mỹ, mà một thí dụ đầu tiên và rõ ràng nhất là Australia.
Điều quan trọng là trong trường hợp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở nên trầm trọng hơn và người Nhật quyết định rằng họ không có gì để mất, thì Soryu có thể được bán cho Đài Loan. Trong trường hợp này, nhu cầu hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của Đài Loan sẽ được giải quyết.
Khi đó, hải quân Đài Loan sẽ là một bất ngờ khó chịu đối với hải quân Trung Quốc bởi họ có thể tấn công hệ thống thông tin liên lạc của Trung Quốc ở vùng xa bờ, nơi mà sức mạnh chống ngầm của hải quân Trung Quốc bị hạn chế.
Cuối cùng, nếu Mỹ và Nhật Bản có ý chí chính trị thì họ sẽ cung cấp, hỗ trợ tài chính đáng kể cho Philippines trong việc xây dựng các lực lượng vũ trang; trong đó các tàu ngầm Nhật Bản có thể được bán cho quốc gia Đông Nam Á. Điều này sẽ gây ra những thay đổi trong cán cân sức mạnh quân sự ở Biển Đông theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.
Tóm lại, đề nghị của Nhật Bản xuất khẩu tàu ngầm phi hạt nhân hiện tại hầu như không ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu loại vũ khí này. Tuy nhiên, trong tương lai, điều này có thể trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến an ninh ở vùng Đông Á.