Nhớ câu thơ một người anh giới thiệu với bạn bè một vùng quê với biển xanh, cát trắng. Cát Hải, Phù Cát, Bình Định cách thành phố Quy Nhơn chưa đầy một giờ đi xe máy, là biển xanh cát trắng hiện ra và đã đi vào thơ ca: Có ai đó hôn nhau đắm đuối trong chiều/ Nụ hôn dài và cong như bờ xa Vĩnh Hội... (Lê Trung Tín)
Bãi biển cong dài nằm thoai thoải bên những dãy núi đá tạo nên một phong cảnh đẹp như tranh vẽ, cũng không kém phần hùng vĩ, vì vậy nơi đây cũng đã được các đạo diễn phim Tây Sơn đưa vào những cảnh quay.
Thôn Vĩnh Hội, huyên Phù Cát, Bịnh Định cũng là quê hương của Anh hùng Nguyễn Trung Trưc. Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược. Trong sự nghiệp chống thực dân Pháp xâm lược của ông, có hai chiến công nổi bật, đã được khen ngợi bằng hai câu thơ sau: Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia /Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần. Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”
Xa hơn nữa, biển Khách Thử, Cát Hải đã chứng kiến sự kiện hơn 700 năm trước người con gái Đại Việt đầu tiên vào làm dâu đất này và sau khi Vua Chămpa mất công chúa có thể về cố quốc từ cửa biển này...
Cách cửa biển cố Khách Thử không xa là cửa biển Đề Gi, bạn có thể trải nghiệm với cuộc sống nhộp nhịp của một làng chài, với những ngư dân gắn bó một đời với biển, chuẩn bị cho một chuyến đánh bắt xa bờ, những người vợ, người mẹ đang lưới cho chồng, con những tấm lưới mới….Vâng, một ngày xa đời sống phố phường về với biển, bỏ lại ưu phiền….
Phong cảnh Cát Hải
Mùa hoa ở rừng núi Cát Hải