Dân Việt

Thêm bằng chứng khẳng định MH17 bị Ukraine bắn rơi

19/09/2014 06:00 GMT+7
Tên lửa được bắn từ hệ thống phòng không "Buk" của quân đội Ukraine, hoặc từ máy bay của Ukraine - vệ tinh Bộ Quốc phòng Nga phát hiện chiếc Su-25 bay gần "Boeing".

Kể từ ngày 17 tháng 7, phía Nga kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế công khai và khách quan. Điều này là quan trọng không chỉ để xác lập sự thật, mà còn để duy trì hòa bình quốc tế. Tuy nhiên, các nước có quyền lợi hình như không tỏ ra nhiệt tình với đề xuất này.

Ngày 9 tháng 9, Hà Lan công bố kết quả điều tra sơ bộ. Tuy nhiên, báo cáo không đưa ra kết luận chính được chờ đợi từ lâu, mà chỉ chỉ nêu lên thực tế là máy bay bị nổ tung trong không khí do nhiều tác động từ phía bên ngoài. Tác động đó xuất phát từ đâu, và quan trọng nhất, ai đã tác động làm máy bay rơi, những vấn đề đó không hề được các tác giả của bản báo cáo đề cập đến.

Có hai giả thiết cơ bản. Tên lửa được bắn từ hệ thống phòng không "Buk" của quân đội Ukraine, hoặc từ máy bay của Ukraine - vệ tinh Bộ Quốc phòng Nga phát hiện chiếc Su-25 bay gần "Boeing".

Nhưng mấy hôm trước đã xuất hiện một giả thiết khác. Trên trang web của Quốc hội Đức đã đăng tải biên bản ghi nhớ với dữ liệu rằng máy bay "Boeing" của Malaysia có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thống tên lửa phòng không tên lửa S-125 "Pechora" (NATO thường gọi là SA-3). Ít nhất, hoạt động của hệ thống này trong khu vực máy bay rơi được ghi nhận bởi hai máy bay trinh sát của NATO. Những máy bay này theo dõi các sự kiện xảy ra tại Ukraine từ vùng trời Ba Lan và Romania. Trong tài liệu có chữ ký của Thứ trưởng Ngoại giao Đức Markus Ederer không đưa ra bất kỳ kết luận nào, nhưng từ đó có thể rút ra các kết luận.

Giám đốc Trung tâm tình hình chiến lược Ivan Konovalov nhận xét: “Báo cáo của các điều tra viên Hà Lan không phát hiện ra điều gì mới. Rõ ràng là "Boeing" bị bắn rơi. Tất cả mọi người đang chờ đợi lời đáp cho một câu hỏi - tên lửa của ai? Giả thiết Đức cho biết thêm về bức tranh tổng thể chung rằng đó là phía Ukraine. C-125 là tổ hợp cũ, từ lâu đã không còn trong trang bị của quân đội Nga, càng không có ở lực lượng dân quân Donbass. Nếu giả thiết này được xác nhận, không nghi ngờ gì nữa, tên lửa đã do các lực lượng vũ trang của Ukraine bắn lên”.

Đại tá dự bị, tiến sĩ Khoa học Quân sự Anatoly Sokolov thì cho rằng máy bay đã bị trúng tên lửa “không đối không”. Ông Sokolov nói: “Tôi không loại trừ khả năng có thể đã sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-125. Tên lửa này bắn trúng các mục tiêu như vậy rất tốt. Tuy nhiên, tôi cũng giữ ý kiến ​​rằng "Boeing" bị bắn rơi bằng loại máy bay như Su-25. Không có phương tiện thông tin tình báo nào, kể cả vệ tinh, ghi nhận được đường bay của tên lửa, đặc biệt là ở thời điểm bắt đầu đáng chú ý. Hoặc các thông tin này được che dấu một cách cẩn thận”.

Bức tranh về những gì đã xảy ra sẽ rõ ràng hơn nhiều nếu các nhà điều tra công bố tất cả chứng cứ mà họ có thể thu thập được. Báo cáo của Hà Lan thậm chí không hề nhắc đến băng ghi âm đối thoại giữa nhân viên giám sát không lưu Ukraine với phi hành đoàn.

Hai tuần sau vụ thảm họa Ukraine, các nước Hà Lan, Úc và Bỉ đã ký một thỏa thuận về việc không công bố thông tin điều tra mà không có sự đồng ý của tất cả các bên. Điều đó phù hợp thế nào về mặt đạo đức và chính trị, câu hỏi này thuộc về lương tâm cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, hành lang pháp lý về vấn đề này khiến người ta không thể không hoài nghi. Gần đây, nhóm nghị sỹ Ý đã đệ đơn lên Ủy ban châu Âu, yêu cầu kiểm tra tính pháp lý của thỏa thuận giữ kín kết quả điều tra vụ tai nạn máy bay.

img

Nga sẽ không cho phép chặn đứng cuộc điều tra về vụ rơi máy bay của Malaysia tại Ukraine. Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Trước đó, “vụ tai nạn máy bay của Malaysia là một thảm kịch khủng khiếp. Không chỉ khiến nhiều người thương vong, nó còn bị lợi dụng để làm leo thang căng thẳng quốc tế, gây áp lực cho nhiều nước để buộc phải áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga”, ông Lavrov tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ El Pais hôm nay (17.9).   

 

Đồng thời, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, một cuộc điều tra công bằng về thảm kịch MH17 sẽ phơi bày nguyên nhân thực sự dẫn đến vụ tai nạn.   

"Sự thật phải được phơi bày. Chúng tôi cho rằng, một số quốc gia không tỏ ra hăng hái ủng hộ và hỗ trợ một cuộc điều tra minh bạch. Với một thảm kịch có quy mô toàn cầu như vậy, chúng tôi tin rằng, một cuộc điều tra minh bạch là vô cùng quan trọng không chỉ để giúp tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến vụ tai nạn và đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm ra trước công lý. Việc này còn giúp duy trì hòa bình và an ninh toàn cầu", ông Lavrov lưu ý.

Chuyến bay mang số hiệu MH17 của Malaysia ngày 17.7 bị rơi ở khu vực chiến sự đang diễn ra ác liệt, Donetsk, thuộc miền Đông Ukraine, khiến 298 người trên máy bay thiệt mạng. Nguyên nhân dẫn đến thảm kịch vẫn là vẫn đề đang tranh cãi.    

Tuần trước, Ban An toàn Hà Lan công bố báo cáo sơ bộ về thảm kịch MH17, khẳng định, MH17 bị xuyên thủng và vỡ thành nhiều mảnh trong không trung có thể là do bị một lượng lớn các vật thể có năng lượng cao tấn công từ bên ngoài.

Ban An toàn Hà Lan tuyên bố, báo cáo đầy đủ chính thức về thảm kịch sẽ được công bố sau một năm nữa, vào mùa hè tới.