Suốt thời gian dài, gia đình ông Đặng Văn Thành từng có tới 3 thành viên nằm trong Top 100 doanh nhân giàu nhất Việt Nam. Chặng đường trở thành người dẫn đầu trong kinh doanh tiền tệ của một tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng, rời khỏi vị trí Chủ tịch ngân hàng do chính mình gây dựng, và rồi tái xuất thương trường với một diện mạo hoàn toàn khác… ẩn chứa gần như đầy đủ những thăng trầm gắn liền với bao biến động của thời cuộc, của nền kinh tế Việt Nam.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐCT Thành Thành Công, cựu Chủ tịch Sacombank chia sẻ kinh nghiệm thương trường với những doanh nhân trẻ của CLB Doanh nhân 2030 ngày 18.9.
Lần đầu tiên xuất hiện trở lại sau hai năm vắng bóng trên thương trường, ông Đặng Văn Thành chia sẻ: "Đời doanh nhân cũng thăng trầm như cuộc sống, và những thăng trầm ấy khiến người ta trưởng thành. Sau mỗi trải nghiệm sóng gió, bản thân tôi tự đúc kết và tích lũy thành kinh nghiệm, đó chính là nền tảng kiệm tồn để xây dựng chiến lược phát triển cho đơn vị thông qua các văn bản lập quy với những cơ chế, chính sách tương thích, cụ thể".
Theo ông Thành, người lãnh đạo phải ý thức được 4 trọng trách cốt lõi của bản thân: tạo giá trị gia tăng cho xã hội, khách hàng, nhà đầu tư và cán bộ công nhân viên. Bất cứ ai muốn trở thành CEO đều phải xác định những trọng trách này là điều phải làm được. Một khi tâm thế đã sẵn sàng gây dựng nên 4 mục tiêu ấy thì sức ép cạnh tranh không còn là điều đáng lo ngại.
Trong điều hành kinh tế vĩ mô, thử thách lớn nhất đối với doanh nghiệp là công tác quản trị rủi ro. Qua các giai đoạn khủng hoảng kinh tế ở khu vực và trên thế giới, ông Đặng Văn Thành nhận ra rằng: doanh nhân phải có “khẩu vị” để cảm nhận được rủi ro thì mới có thể dự đoán và định hướng lâu dài cho doanh nghiệp.
Người lãnh đạo cần “có Tầm - có Tâm”, không chỉ có cái nhìn sâu rộng, khả năng định hướng chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp mà còn có ý thức sâu sắc về trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với đất nước và với đội ngũ nhân viên. Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, để tồn tại trước những chu kỳ đào thải khắc nghiệt và chóng vánh, phải hiểu được vai trò và sứ mệnh của doanh nhân trên chặng đường hướng tới khẳng định vị thế quốc gia - thương hiệu quốc tế.
Một nền kinh tế không có cạnh tranh thì chắc không bao giờ phát triển được. Khi tôi bước chân vào nghề doanh nhân thì tôi đã chuẩn bị rồi. Điều hành cả một doanh nghiệp thì bằng trí óc, trái tim của mình, thì mới dẫn dắt một tập thể từ 5 ngàn, thậm chí cả 100 ngàn người.
Thời ăn xổi ở thì đã hết rồi. Tôi đưa ra 4 giá trị cốt lõi mà doanh nhân cần thấm nhuần.
Phải tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, mỗi doanh nhân, ngành nghề phải có trách nhiệm này.
Giá trị gia tăng cho khách hàng, phải đáp ứng được hàng hóa chất lượng cho họ, vừa chất lượng với giá thành cạnh tranh.
Cán bộ công nhân viên phải có môi trường làm việc tốt: chế độ chính sách, thăng tiến…
Quan điểm
Ông Đặng Văn Thành - Doanh nhân
Sức khỏe, hạnh phúc, kiến thức không ai cho mình hết. Tôi chạy 4-5 cây số là chuyện bình thường.
Cuối cùng là tạo giá trị gia tăng cho các nhà đầu tư: họ đặt trọn niềm tin, cả “khúc ruột” của họ vào.
Bốn giá trị này tôi gọi là mệnh lệnh của chức trách. Là doanh nhân, trước hết phải hiểu điều này. Tôi hay nói doanh nhân có tuổi thọ chứ doanh nghiệp không có tuổi thọ.
Khái niệm về thương hiệu quốc gia trước đây 5 - 10 năm về trước tôi thấy tuân thủ những nguyên tắc hết sức cơ bản.
Những nguyên tắc tôi muốn chia sẻ:
Nguyên tắc 1 là định hướng chiến lược và hoạch định mục tiêu: Định hướng chiến lược phát triển của công ty 5-10 năm; Chiến lược phát triển phải rõ ràng, cụ thể, để truyền đạt cho cán bộ nhân viên; Điều hành bằng kế hoạch năm; phát triển mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn…
Doanh nhân bây giờ phải có sự khác biệt. Giờ tôi chuyển qua du lịch ở Nha Trang. Tôi đầu tư trồng 5ha phượng để làm điểm nhấn cho khách sạn của mình ở Nha Trang. Tôi có 2 khách sạn ở đường Trần Phú. Tôi sẽ cho khách 5 ngày ở phồn hoa đô thị, 5 ngày nghỉ ngơi, thưởng lãm… phải có điểm nhấn.
Nguyên tắc 2: Tự tin, quyết đoán và nhất quán trong các quyết định.
Nguyên tắc 3: Nhận diện khẩu vị, quản lý rủi ro: Rủi ro của mọi rủi ro là con người. Có tiền có thể mua được đồng hồ xịn để đeo nhưng con người thì không. Các bạn trẻ nếu không chuẩn bị tốt thì vẫn có thể chết vì con người. Con người là tài sản vô giá của doanh nghiệp nhưng không phải là sở hữu của chúng ta. Doanh nghiệp phải có thành phần kiểm soát, ban kiểm soát.
Nguyên tắc 4: Khả năng phát huy làm việc nhóm.
Phải tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ nhân viên nắm được chiến lược phát triển của mình. Hồi ban đầu vốn điều lệ của Sacombank 3 tỷ tôi xây dựng lên 10 ngàn tỷ, ai cũng bất ngờ. Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi ESOP cho nhân viên khiến họ thấy gắn bó với ngân hàng, gieo cho họ cơ hội.
Lãnh đạo phải chọn mô hình quản lý, đi tới sơ đồ. Muốn đi theo mô hình khu vực, quốc gia… chúng ta muốn có hiền tài phải có chức danh, chức danh thì có thu nhập… chức năng gắn chặt với chắc danh.
Luôn luôn giáo dục họ có khái niệm có cảm xúc công việc, tham gia giao thông mà không có cảm xúc thì sẽ có tai nạn, nhận trách nhiệm mà không có cảm xúc thì không hoàn thành công việc được.
Tập tổ chức trong nội bộ, có khái niệm tổ chức, đó là chúng ta đang đào tạo. Những chương trình tổ chức cây nhà lá vườn nó hay lắm. Chúng tôi có một đội ngũ chuyên nghiệp.
Nguyên tắc 5: Thận trọng trước những ý kiến đóng góp.
Qua bản tin nội bộ để thu thập ý kiến, những cái này không tốn tiền, nó thực tế, thiết thực lắm. Khích lệ, khen thưởng biểu dương thành tích… Nhiều doanh nghiệp tết phát bao lì xì là xong, tại sao chúng ta không làm những hình thức này nọ, khen thưởng 6 tháng, có quỹ thi đua khen thưởng, nghệ thuật điều hành khi cần thiết.
Ông Thành chia sẻ kinh nghiệm làm sao để khích lệ nhân viên làm việc hăng say.
Nguyên tắc 6: Chế độ chính sách.
Thù lao được xem là chi phí đầu tư. Chi phí thù lao hợp lý, cơ sở vật chất… tất cả đều là chi phí đầu tư.
Anh không dám trả lương làm sao làm được. Phải có hội đồng chức danh. Một cán bộ mới ra trường có những kỹ năng tốt, đào tạo rồi đi làm chỗ khác, hoặc qua hợp tác với đối thủ mình, nếu anh nghỉ kiểu trời ơi đất hỡi thì phải trị anh.
Ngoài ra cũng cần có chế độ hưu trí với cán bộ nhân viên.
"Nhân tài có thể mua được, nhưng hiền tài phải nuôi dưỡng" - Doanh nhân Đặng Văn Thành chia sẻ.
Nguyên tắc 7: Tự hoàn thiện bản thân.
Vị tha nhưng không dễ dàng, gần gũi nhưng không xuề xòa. Lắng nghe họ để chia sẻ. Phát huy thời gian biểu cá nhân, phát huy 24/7, nhận diện những điểm chưa hoàn thiện.
Mình thấy mình yếu cái gì cũng phải bổ khuyết cho mình. Nếu cán bộ trẻ được điều kiện môi trường tốt phải đi tìm người già ngồi kế bên mình, phải phối kết hợp để phát huy. Ngược lại, anh già thì kiếm anh trẻ để tạo sức bật, chứ làm không nổi đâu.
Trở lại vấn đề thư ký văn phòng quản trị, không phải là xách cặp, tôi cho là anh này anh giỏi thực sự. Anh đi kéo xe thì phải biết hướng gió, phải tập hợp được những con người đó.
Tôi ảnh hưởng quan điểm của ông Nguyễn Hiến Lê nhiều lắm. Đọc sách để cho quá khứ và đọc báo để cho tương lai. Trau dồi kỹ năng nghe đến kỹ năng khái quát. Phải trau dồi, cái này không có thiên phú.
Nguyên tắc 8: Chọn một môn thể thao, thể dục mình yêu thích.
Sức khỏe, hạnh phúc, kiến thức không ai cho mình hết. Tôi chạy 4-5 cây số là chuyện bình thường.