Chúng tôi nêu tóm tắt kinh nghiệm của nhiều bà con chuyên trồng rau nhút ở xã Đồng Quang, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội để bạn và bà con tham khảo, vận dụng.
- Chọn và làm đất: Nên chọn những chân ruộng trũng, đất giàu mùn, bùn nhuyễn, không bị chua phèn có thể chủ động cấp và tháo nước khi cần, không bị tù đọng, ô nhiễm bởi các nguồn chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện, các chất kim loại nặng chưa được xử lý triệt để từ nước thải các nhà máy.
Thu hoạch rau nhút
Ruộng được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước khi trồng.
- Thời vụ trồng tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.
- Cách trồng: Khi mới cấy nên giữ mực nước trọng ruộng từ 20 - 25cm. Rau nhút sinh trưởng và phát triển rất nhanh, rất khỏe, vì vậy nên trồng thành từng khóm, mỗi khóm 2 ngọn giống dài 20 - 25cm, khoảng cách 1m x 1m. Trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, nếu thấy mật độ thưa thì ngắt ngọn trồng dặm vào cho đảm bảo mật độ nhằm đạt được năng suất rau cao nhất.
- Chăm sóc: Khi cây đã bén rễ, hồi xanh (15 - 20 ngày sau cấy) cần tháo thêm nước vào và luôn giữ ở mức từ 30 - 40cm, tiến hành bón phân thúc (3kg đạm + 2kg lân cho 1 sào Bắc bộ) sẽ giúp rau rút sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh nhiều. Sau mỗi đợt thu hái bà con tiếp tục bón thêm phân, khối lượng tăng dần tùy theo sản lượng thu hoach để giúp cây nhanh hồi phục và tái sinh...
- Thu hoạch: Sau khi trồng từ 10 - 15 ngày bà con có thể tiến hành thu hoạch rau. Mỗi lần thu hoạch cách nhau từ 7 - 10 ngày. Nếu được chăm sóc tốt cây rau rút có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 6 - 7 tháng.